Hội BS Gia Đình TP.HCM

Bệnh cúm do vi-rút cúm gây ra, rất dễ lây nhiễm, bệnh cúm thường bị xem nhẹ, nhưng lại có thể gây ra những tác hại khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng.

Sourced through Scoop.it from: hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com

Cúm vào mùa: Tamiflu có phải là ‘thần dược’?

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2018 đến nay số ca mắc bệnh cúm nhập viện nhi điều trị nội trú khoảng hơn 100 ca. So với cùng kỳ năm 2017, số ca bệnh cũng không tăng lên quá nhiều.

10-15 bệnh nhi mắc cúm khám và điều trị mỗi ngày

ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho hay khoa đang điều trị cho khoảng 40 trường hợp bệnh nhi mắc cúm mùa (A và B). Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 10-15 bệnh nhi tới khám và điều trị do nghi ngờ mắc cúm. Các trường hợp bệnh nhi phải nhập viện là do sốt cao co giật, viêm phổi, mắc bệnh trên nền bệnh khác (suy thận, ung thư…).

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh thường bị mắc cao vào mùa đông xuân do thời tiết ẩm, ít ánh sáng virus phát triển, đặc biệt là cúm. Bệnh cúm có tốc độ lây lan rất nhanh. Virus truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi nói chuyện, ho, hắt hơi.

Cum vao mua: Tamiflu co phai la 'than duoc'? hinh anh 1
Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên.  Ảnh: Thefinder

“Bệnh cúm thường tiến triển lành tính tự khỏi sau 3-5 ngày nếu được chăm sóc tốt. Cúm mùa thường ít khi có biến chứng nặng (viêm phổi, suy đa tạng) tử vong, trừ trường hợp bệnh nhân có nền bệnh mạn tính tim mạch, hô hấp, suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ mang thai”, bác sĩ Hải nói.

Diễn biến khi trẻ mắc cúm khoảng hai ngày khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đây còn gọi là giai đoạn ủ bệnh. Bệnh nhi có thể bị sốt, nhức đầu, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi… Giai đoạn tiến triển bệnh trẻ thường sốt cao liên tục, sốt cao đỉnh điểm vào ngày thứ 3, tới ngày thứ 4 sốt và các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Bác sĩ Hải cho biết: “Sốt cao do cúm thường không đáp ứng với thuốc vì vậy cha mẹ thường lạm dụng thuốc hạ sốt. Việc lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ra tăng men gan ở trẻ nhỏ”.

Thuốc Tamiflu dùng vào thời điểm nào có giá trị?

Bác sĩ Hải cho biết thêm khi chăm sóc trẻ chăm mẹ cần lưu ý trẻ sốt cao cần phải đi khám để chẩn đoán ra bệnh không nên tự ý cho uống thuốc. Trẻ mắc cúm mùa nếu chăm sóc tốt tại nhà sẽ tự khỏi sau 3- 5 ngày. Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cum vao mua: Tamiflu co phai la 'than duoc'? hinh anh 2
Ths.Bs Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: PL

Read More »

7 mẹo để bé không ốm khi đi nhà trẻ

Theo nghiên cứu và thống kê, trẻ đi mẫu giáo trước 2,5 tuổi bị bệnh hô hấp và viêm tai nhiều hơn các em bé được chăm sóc ở nhà. Trường học và nhà là hai môi trường sống khác nhau hoàn toàn.

Khi đến trường, bé được tiếp xúc với nhiều bạn, dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn, gối hoặc đồ chơi có thể bị lây bệnh dễ dàng. Chị Phạm Kiều Trang (25 tuổi, Hà Nội), mẹ của bé Táo (15 tháng tuổi) chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp bé hạn chế ốm khi đi học mầm mon.

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch

Cha mẹ hãy đảm bảo con được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Với những mũi tiêm chủng dịch vụ, tùy vào hoàn cảnh và quan điểm của gia đình nhưng cũng nên cho bé tiêm đủ, đặc biệt là mũi vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, tháng 10 hàng năm.

Cha mẹ và nhà trường cũng nên thống nhất tiêm đủ các mũi bắt buộc mới được đến trường để hạn chế nguy cơ mắc, lây bệnh cho các bé khác.

Đảm bảo con ngủ đủ

Trẻ từ 1-3 tuổi cần ngủ khoảng 13-14 tiếng/ngày, trẻ từ 3-6 tuổi cần khoảng 11-12 tiếng/ngày. Ngoài thời gian ngủ ở trường (thường 2-2,5 tiếng), cha mẹ cần đảm bảo ở nhà con ngủ khoảng 11 tiếng với trẻ 1-3 tuổi, 9 tiếng với trẻ 3-6 tuổi.

tre-nhoRead More »

Sai lầm thường gặp khi giữ ấm cho trẻ của người lớn

Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM cho biết khoa đang điều trị khoảng 250 bé bệnh hô hấp. 

Những ngày qua Sài Gòn trở lạnh khiến số bệnh nhi nhập viện tăng. Hai nhóm bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ là viêm tiểu phế quản, viêm phổi và viêm mũi xoang, bệnh hen suyễn.

Theo bác sĩ Tuấn, khi trời lạnh, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bé dưới 12 tháng hoặc mắc bệnh lý mãn tính. Muốn tắm trẻ phải chọn thời điểm ấm nhất trong ngày, đóng kín cửa, tránh gió lùa và cho bé tắm từng phần chứ không ngâm toàn bộ cơ thể vào nước, tắm tới đâu lau khô người tới đó.

“Nên mặc quần áo ấm, trùm nón, khăn choàng cổ, đeo găng tay, vớ cho trẻ, tuy nhiên tránh cho mặc quần áo quá dày, quá nhiều lớp khiến trẻ khó thở”, bác sĩ Tuấn lưu ý.

Nhiều phụ huynh đốt lửa, sưởi ấm trẻ bằng than tổ ong gây nguy hiểm đường hô hấp.

Hiện có trào lưu sử dụng tinh dầu xoa vào các huyệt đạo để phòng bệnh hô hấp cho trẻ. Theo bác sĩ Tuấn, cách làm này hiệu quả nhưng cần tìm hiểu kỹ. Da trẻ rất mỏng manh. Nếu bôi dầu trực tiếp lên da trẻ có thể gây kích ứng bỏng, rộp. Một số loại tinh dầu chứa nhiều thành phần nguy hiểm, nếu bôi quá nhiều dầu ngấm vào da sẽ gây ngộ độc cho trẻ.

Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Khi bé có các triệu chứng co giật, ngủ li bì, nôn ói, lơ ăn, sốt cao trên ba ngày nên đưa đến viện. 

Cho trẻ ăn uống đủ chất và chủng ngừa càng sớm càng tốt, nhất là chích văcxin cúm, phế cầu có thể giảm khoảng 50% nguy cơ viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ho gà

Bệnh ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do vi khuẩn ho gà (tên khoa học là Bordetella pertussis) gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp.

Biểu hiện của bệnh:
– Giai đoạn sớm: Trẻ có thể sốt nhẹ và xuất hiện ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Các biểu hiện này tăng dần, xu hướng hình thành ho cơn.
– Giai đoạn muộn hơn là những cơn ho kịch phát, bất chợt, cả ngày và đêm. Đặc điểm là ho cơn – có tiếng thở rít – nôn dãi trắng và rất dính.
+ Trong cơn: trẻ ho từng chập 15-20 tiếng ho liên tiếp, ho rũ rượi, không kìm được, mặt đỏ bừng, lưỡi đẩy ra ngoài, tím tái, chảy nước mắt, nước mũi. Về sau tiếng ho yếu dần, chỉ thấy trẻ tím tái do ngừng thở. Trẻ nhỏ có thể tử vong trong cơn ho.
+ Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề và mi mắt phù mọng.
Đặc biệt trẻ sơ sinh bị ho gà thường rất nặng nề. Nhiều bệnh nhi ho nhiều đến mức chảy cả máu mắt. Phần lớn trẻ ho gà bị chết là do suy hô hấp, không đủ ôxy. Ngoài ra, ho gà có thể gây các biến chứng viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu ôxy não, biến chứng viêm não… nếu không được điều trị kịp thời.
Ho liên tục, tăng dần, chảy nước mắt
Cách phòng bệnh ho gà:
Cách phòng tránh tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ.
– Mũi cơ bản: gồm 3 mũi khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi (có trong thành phần vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1).
– Trong năm tuổi thứ 2: tiêm nhắc lại một mũi.
Trẻ được tiêm chủng ho gà theo đúng lịch này sẽ giúp trẻ đủ khả năng phòng bệnh, an toàn.
Việc bảo vệ các bệnh đã được tiêm vắc xin có thể không vững bền suốt cả cuộc đời con người. Tuy nhiên nếu chưa kịp tiêm nhắc lại, mắc bệnh cũng có phần nhẹ hơn. Liều nhắc lại có thể tiêm cho bé vào năm tuổi thứ tư trở đi (vắc xin Adacel- Pháp).
Khi thấy trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị ngay.
Chữa trị bệnh:
Ho gà là bệnh nguy hiểm, có nhiều biến chứng và trẻ có thể tử vong trong cơn ho hoặc do biến chứng. Vì thế, trẻ cần được điều trị tại bệnh viện. Cần điều trị bằng kháng sinh và theo dõi sát để cấp cứu kịp thời khi trẻ có biểu hiện tím tái. 
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ

Lợi ích của tiêm chủng những điều bà mẹ cần biết

      Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em. Tiêm chủng mở rộng đã và đang góp phần thanh toán và loại trừ nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức chăm sóc trẻ bị bệnh.

Lợi ích của tiêm chủng
Cho con cho tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để đạt miễn dịch cao nhất
Nhờ tỷ lệ tiêm chủng đạt mức cao trên 90% trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đến nay vẫn tiếp tục duy trì thành quả này. Thành công của công tác Tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi cơ cấu bệnh tật trẻ em. Nếu so sánh năm 2016 với năm 1984, tỷ lệ mắc các bệnh trong tiêm chủng trên 100.000 dân giảm rõ rệt: Bệnh bạch hầu giảm 410 lần; bệnh ho gà giảm 844 lần; bệnh sởi giảm 3.010 lần.
Mục tiêu của tiêm chủng để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin. Vắc xin trước khi đưa ra sử dụng tiêm chủng cho cộng đồng đều được kiểm tra rất nghiêm ngặt và phải đảm bảo chất lượng và an toàn. Mặc dù vắc xin là an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ; phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vắc xin. Một số người gặp các PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Các trường hợp xảy ra phản ứng nghiêm trọng chỉ là hãn hữu. Hầu hết các trường hợp PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Để chăm sóc tốt hơn sức khỏe của trẻ khi đi tiêm chủng các bà mẹ lưu ý:
 Cho con cho tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để đạt miễn dịch cao nhất.
– Trước khi được tiêm chủng các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.
– Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như: sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.
– Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
– Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa NGAY trẻ tới cơ sở y tế.
Vì sự an toàn của trẻ, các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
Tiêm chủng – niềm hạnh phúc của trẻ thơ!

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ

Khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận khoảng 60.000 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó 18 trường hợp tử vong, cao hơn nhiều lần cùng kì năm 2016. Riêng 2 tuần cuối tháng 7, ghi nhận 4 bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết. Trong khi đó, loại muỗi vằn truyền bệnh này đẻ trứng trong nguồn nước sạch, rất khó kiểm soát trong mùa mưa. Thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, nảy nở và dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là và sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum vại, lu, giếng nước, hốc cây… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa… không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. 
Số ca sốt xuất huyết nửa đầu năm 2017 nhập viện tăng vọt
Số ca sốt xuất huyết nửa đầu năm 2017 vào viện tăng vọt
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh  khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. 
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. 
3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… 
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. 
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. 
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ “ giải quyết cơn khát Pentaxim” tháng 6 và tháng 7

Do nhu cầu tiêm vắc xin 5 trong 1 dịch vụ tăng cao trong những năm trở lại đây, có những thời điểm khả năng cung ứng vắc xin tại Việt Nam không đủ để phục vụ nhu cầu của người dân. Điều đó dẫn đến tình trạng chen lấn tiêm vắc xin dịch vụ đặc biệt là vắc xin 5 trong 1. Lịch tiêm của các bé cũng không được đúng lịch do phải chờ vắc xin nên miễn dịch của các bé sẽ không được cao nhất. Thời điểm tháng 6 và tháng 7 vừa qua, tình trạng khan hiếm vắc xin pentaxim trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng đang diễn ra tại tất cả các cơ sở tiêm chủng dịch vụ nằm trên địa bàn tỉnh. Những bé đến lịch tiêm và tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 thì lại không có vắc xin dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng cho một bộ phận các bậc phụ huynh. 

Chen lấn tiêm vắc xin pentaxim
Chen lấn tiêm vắc xin 5 trong 1 dịch vụ
Trước thực trạng đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có những phương án kịp thời để bổ sung mới số lượng pentaxim, làm giảm “cơn khát” vắc xin 5 trong 1 dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Các bé đến lịch tiêm đã được tiêm chủng đúng lịch cũng như giải quyết tình trạng nợ mũi tiêm từ đó góp phần nâng cao miễn dịch cho trẻ phòng bệnh được tốt hơn. Đồng thời, không còn cảnh chen lấn tiêm vắc xin như đã diễn ra tại nhiều cơ sở tiêm chủng. Các bậc cha mẹ cũng đã yên tâm hơn vì con mình đã được tiêm vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra, hai phòng tiêm của Trung tâm cũng đã kịp thời đưa ra những  tư vấn phù hợp dành cho các bậc phụ huynh có thể đăng kí tiêm vắc xin 5 trong 1 (quinvaxem) tại trạm y tế xã, phường, tránh tâm lý “đợi chờ vắc xin dịch vụ”.
Vắc xin 5 trong 1 dịch vụ là vắc xin quan trọng được tiêm cho bé từ hai tháng tuổi để phòng năm bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib. Khác với vắc xin 5 trong 1 (quinvaxem) trong chương trình tiêm chủng mở rộng có thành phần viêm gan B mà không có thành phần bại liệt, do đó, bé đã tiêm vắc xin 5 trong 1 dịch vụ (pentaxim) cần được tiêm bổ sung thêm các mũi vắc xin viêm gan B. Lịch tiêm vắc xin pentaxim tương ứng với lịch tiêm vắc xin quinvaxem trong chương trình mở rộng: tiêm cho trẻ từ hai tháng tuổi đến hai tuổi, các mũi cách nhau từ 1-2 tháng. Ba mũi tiêm cơ bản thường được áp dụng vào các tháng tuổi 2, 3, 4 và một mũi nhắc lại vào năm tuổi thứ hai. 
vắc xin 5 trong 1 dịch vụ (pentaxim)
Vắc xin pentaxim (Pháp)
Ngoài vắc xin 5 trong 1, phòng tiêm chủng vắc xin của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có khoảng 40 các loại vắc xin và huyết thanh khác nhau: thủy đậu, sởi- quai bị- rubella, viêm gan B, viêm gan A, ung thư cổ tử cung, dại, não mô cầu, viêm não nhật bản, cúm, phế cầu, vắc xin rota, lao,…để phục vụ nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh của người dân trong tỉnh và những tỉnh thành lân cận. Trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực và đầu tư của Trung tâm, hai cơ sở tiêm chủng của Trung tâm đã luôn là địa chỉ hàng đầu về uy tín, tin cậy, an toàn về tiêm chủng và tư vấn tiêm chủng. Đội ngũ y bác sỹ tại phòng tiêm có chuyên môn tốt, phục vụ chu đáo, thân thiện, nhiệt tình với khách hàng. Không gian phòng tiêm rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ. Bạn sẽ thấy hài lòng khi đến tiêm chủng tại cơ sở của Trung tâm.
 

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ

Địa chỉ hai cơ sở tiêm chủng và số điện thoại bác sĩ tư vấn tiêm chủng:
– Cơ sở 1: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ, đường Trần Phú- p. Gia Cẩm- Tp. Việt Trì ( sau Sở Y tế, cạnh Bệnh viện Y học cổ truyền).
Hotline 1: 0961 180 368
– Cơ sở 2: Số 2212- Đại lộ Hùng Vương- tp. Việt Trì- tỉnh Phú Thọ.
Hotline 2: 0962 183 322
Fanpage của phòng tiêm chủng vắc xin của TTYT dự phòng tỉnh Phú Thọ, mời bạn theo dõi fanpage để được tư vấn và giải đáp thắc mắc: https://www.facebook.com/phongtiemchungphutho/?pnref=story
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ