TÍNH HÀI HƯỚC Ở TRẺ

Trẻ em hài hước là hạnh phúc hơn và lạc quan hơn, có tự trọng hơn.

Tính hài hước ở trẻ

– Hài hước có liên quan đến di truyền nhưng vẫn tập được

– Vài tháng: cười với trẻ, tập cho trẻ cười 

– Lớn chút; đặt vật lạ bất ngờ lên đầu lên bụng, cu lét, ú òa, chơi các trò chơi làm trẻ cười
– Sử dụng các lời nói vô nghĩa nhưng hài hước giúp bé cười và bé học tính hài hước
– Khuyến khích trẻ làm trò hay nói câu cho phụ huuynh cười; cố tình chỉ sai, gọi sai đồ vật bộ phận cơ thề cho vui, tạo âm thanh con vật này cho con vật khác ( như chó thì kêu meo meo…) cho vui, dáng đi, khuôn mặt, cử chỉ khôi hài cho vui
– Lớn chút nữa là chuyện cười, phim hài hước; học các câu nói cho vui
– Khuyến khích, chia sẻ các trò làm trẻ vui, hiếu động, đừng lạnh nhạt làm trẻ mất hứng
– Đương nhiên nụ cười là bằng 10 thang thuốc bổ nhưng giỡn qua 1 trước ngủ là khó ngủ
– Và cái chắc là phải chặn nhưng câu không nên nói rồi.
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

TRẺ NÀO CÓ NĂNG KHIẾU

PHỤ HUYNH NÀO CŨNG MUỐN CON CÓ NĂNG KHIẾU NHƯNG ĐỪNG ÁP LỰC VÀ KỲ VỌNG QUÁ.

Trẻ có năng khiếu

1. Nét nhận thức: – Quan sát tốt — Rất tò mò – Quan tâm nhiều – Trí nhớ tốt- Chú ý lâu – Kỹ năng lý luận xuất sắc – Khả năng trừu tượng, khái niệm hoá và tổng hợp – Tư duy chính xác , linh động. độc đáo – Kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc – Học nhanh và ít cần thực hành – Tưởng tượng mạnh mẽ 
2. Nét xã hội và cảm xúc

– Quan tâm đến các vấn đề triết lý và xã hội 

– Rất nhạy cảm về cảm xúc và thể chất

– Lo lắng về công bằng và bất công
– Cầu toàn
– Đầy nghị lực
– Tính khôi hài phát triển tốt
– Thường được động viên
– Quan hệ tốt với cha mẹ, thầy cô và người lớn khác
3. Nét ngôn ngữ : – Từ vựng phát triển rộng – Có thể đọc sớm và nhanh
4. Nét khác
– Thích học điều mới – Thích sinh hoạt trí tuệ – Thích sách báo dành cho trẻ lớn – Đa nghi , phê phán , và đánh giá
(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý nhi đồng 1)
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

RÈN TÍNH TỰ LẬP – RÈN LÒNG TỰ TRỌNG

Trẻ có lòng tự trọng cao dễ hợp tác, dễ thành công ở trường, có nhiều bạn, thích nhưng thách đố, ham học, thích nghi với stress tốt hơn.

– Trẻ có lòng tự trọng thấp ngại nói điều mới, dễ bỏ cuộc

– Lòng tự trọng thấp do bé có ý nghĩ xấu, dỡ, ngu dốt về bản thân mà ý nghĩ này có thể xuất phát từ việc dạy của phụ huynh (như đầu ngu đầu ?, )

1. Nguy cơ giáo dục làm giảm lòng tự trọng:
– Thiếu khen ngợi, thiếu tình cảm, thiếu quan tâm
– Không công nhân thành quả của bé
– Phê phán hay hành động gây xúc phạm tổn thương cho bé
– So sánh bất lợi với anh chị em
– Thiếu động viên về sự tự chăm sóc bản thân
– Thiếu sinh hoạt thể dục đều đặn
2. Rèn lòng tự trọng:
– Khen ngợi đúng , kịp thời
– Nói với trẻ là phụ huynh sẵn sàng chăm sóc trẻ khi cần
– Dạy trẻ là người bạn tốt
– Động viên trẻ tự xây dựng mục tiêu, tự đánh giá thành quả, tự lập
– Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến
– Giúp trẻ có tính hài hước
– Để trẻ tự quyết định nếu đúng
3. Khi trẻ có y nghĩ xấu , dỡ về bản thân:
– Giải thích, sai không có nghĩa là thất bại hoàn toàn, kể gương của bản thân hay người khác vế sự vượt khó trẻ sẽ hiểu ai cũng cò lỗi lầm, không ai hoàn hảo
– Giúp trẻ ứng xử đúng với điều chán nản nhất là khi thay đổi môi trường mới, năm học mới nhưng không kỳ vọng quá nhiều ở bé
‪#‎hbsndrentulap‬

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

Phụ huynh cần phải chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời.
Chăm sóc răng cho trẻ
1. Loại bỏ các thói quen xấu
– Hạn chế bú bình ban đêm sẽ làm sâu và mòn men răng của các răng sữa. 
Sữa hoặc nước trái cây bám trên bề mặt răng suốt đêm sẽ phá hủy cấu trúc của răng. 
– Khi trẻ ngủ, lưu lượng nước bọt trong miệng giảm làm răng dễ sâu hơn.
– Tập trẻ uống sữa bằng ly và phải vệ sinh răng trước khi đi ngủ.
– Không ăn nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt là một trong những yếu tố làm răng dễ bị sâu. Do chất ngọt trong các thực phẩm trên bị vi khuẩn trong miệng lên men thành acid gây sâu răng.
Không ăn ngậm, ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh có thể làm hại sức khỏe răng miệng của trẻ.
2. Tăng cường các thói quen tốt:
Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ là biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả và ít tốn kém nhất.
Khi có điều kiện cho trẻ đi khám răng định kì mỗi 6 tháng.
(Chia sẻ của chuyên gia RHM bv nhi đồng 1)

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

Hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh. Thật sự cần thiết cho cha mẹ lần đầu có con.
Chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Massage – da tiếp da: hiện nay các chuyên gia đều công nhân có tác dụng tốt cho trẻ sơ sinh nhưng phải rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ.
2. Ẳm cẩn thận đỡ đầu và cổ, không lắc nhiều, không thô bạo
3. Quấn khăn không nên chặc quá cũng không lỏng lẻo quá, chú ý cổ và đầu cho phép thở thoải mái
4. Thay tã: 
– Thường là 1 ngày 10 cái, loại tả vải hay dùng 1 lần. 
– Chuẩn bị đầu đủ rồi hãy thay: tả mới, khăn, giấy mềm ướt… chọn nơi an toàn ,
Nên lau đủ sạch , chờ đủ khô hãy bịt tả mới. Nếu hăm thì dùng vài loại creme ( bàn rồi). 
– Thay càng sớm càng tốt khi bé ị
5. Tắm:
– Tùy thời tiết mà tắm, không cần thiết tắm mỗi ngày, tắm nhiều, tắm lâu cũng làm khô da
– Cũng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tìm nơi an toàn rồi hãy tắm , không gấp
– Dầu tắm gội cũng nên chọn loại chuyên dùng cho trẻ em
– Tắm bằng cách nhúng bé vài thau nước cần chú ý : nước đủ ấm, không nóng, độ sâu của nước trong thau khoảng 5-7 cm./ Tháo quần áo xong thả nhanh bé xuống thau nước ấm để tránh bị lạnh, bảo đảm ẵm cồ và đầu vững, hạ nhanh từ chân đến ngực, dùng nước chế nhe nhàng lên người bé/ tắm xong ẵm lên trùm khăn ngay
6. Bú, ợ: (bàn rôi)
– Trẻ sơ sinh thì bú theo nhu cầu, thường là ngày ít nhất 8 cữ
– Bú mẹ hoàn toàn thì mẹ học xem cảm giác xuống sữa, bú tiểu 
– Coi cách ẵm khi bú và ợ
7 . Ngủ:
– Ít nhất 16 tiếng, bú đêm là chuyện bình thường, thường 3 tháng hơn mới biết nạp đủ năng lượng ngủ xuyên đêm
– Chú ý xoay trở đầu bên này xong bên kia cho quen
– Tập phân biệt ngày đêm bằng cách dùng ánh sáng để quen dần, canh ban ngày thủ thỉ khi thức ban ngày cho biết ngày, đêm chỉ bú rồi dỗ ngủ
8. Đi tiêu: miễn có đi phân xu, bú tốt, ngủ giỏi là an tâm, còn trẻ nhỏ thì ị lung tung các kiểu
9. Rốn: thường rụng lúc 1-4 tuần, hiện nay các chuyên gia đều khuyên để hở không cân băng kín nhưng phải rửa rốn đúng và theo dõi rốn có mủ không (bàn rồi)
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

TRẺ NÊN CÓ BỮA ĂN CHUNG VỚI NGƯỜI LỚN

Trẻ em nên có bữa ăn chung với người lớn?


– Ngay từ khi ăn dặm ít nhất phải ngày 1 bữa

– Khi đủ lớn tập ngồi vào bàn ăn chung với người lớn

– Ăn đúng giờ nhất đinh và tạo không khí vui tươi khi ăn chung người lớn, giúp trẻ cùng ăn trong tình yêu thương

– Tắt ti vi để mọi người chú ý đến nhau trong giờ ăn
– Tôn trọng thời gian ăn của trẻ
– Cha mẹ nói chuyện và quan tâm đến trẻ trong bữa ăn, tạo bầu không khí vui vẻ
– Đề trẻ tự ăn khi có thể, cho trẻ có thời gian nếm, ngửi, sờ , khám phá thức ăn.



Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

TỰ NHIÊN TRẺ KHÔNG ĂN

Nguyên nhân trẻ biếng ăn? Có thể do trẻ bị bệnh hoặc cách chăm sai lầm của cha mẹ…
1. BỆNH: lo chữa bệnh
– Bệnh nhiều ai cũng biết: nóng sốt li bì…
– Bệnh nhẹ: đau họng, đầy bụng 
– Cơn quặn bụng (colic): áp bụng bé vào da bụng mẹ
– Bệnh hay quên: đau tai, dị ứng da, chàm da, trào ngược
– Phòng nóng nực quá
2. DO SAI LẦM CỦA PHỤ HUYNH: chế độ ăn sai
– Ăn dặm sai: sớm, đặc quá, loãng quá, nhiều quá, thành phần 4 chất sai, ăn cơm sớm quá
– Thấy bé thích ăn món gì thì cho ăn quá nhiều
– Phụ huynh cần tìm hiều giai đoạn nào bé ăn được gì
3.HAM CHƠI HƠN LÀ ĂN: ham chơi quên đói
– Coi lại không gian khi bé ăn
– Thường gặp khi chuyển mẹ chăm sang tự ăn
– Ăn đúng giờ, không uống nước có ga giữa bữa ăn, dứt khoát, đừng kéo dài bữa ăn quá 30 phút
4. DO YẾU TỐ TÂM LÝ:
– Thay người chăm sóc, người ngoài chăm ăn
– Phụ huynh đánh vật, ép quá
– Phụ huynh stress con stress bò ăn luôn
– Bình tĩnh chăm – không bàn chuyện khó khăn ăn uống trước mặt bé
5. SỢ:
– Ép uống thuốc, ép hút mũi sau đó thấy đưa gì vô mặt là hoảng
– Sợ các dụng cụ cho bé ăn – đổi loại có màu sắc và hình dạng làm bé thích hơn
– Có thể bé không chịu không gian, mùi nhựa, mùi vải, mùi thức ăn khi cho bé ăn
– Không chịu mở miệng khi thấy thức ăn thấy bìnhthấy chén: chờ lúc hơi ngủ gà nữa ngủ nữa thức tập ăn, bú thì trẻ bớt sợ và tập lại từ từ
6. BÌNH TĨNH CHĂM TRẺ BỎ 1 BỮA KHÔNG ỐM ĐÂU MÀ PHẢI ĐÁNH VẬT: biếng ăn sinh lý ở các giai đoạn lẩy lật bò…
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

SAI LẦM KHI CHĂM SÓC BÉ NÊN TRÁNH

Vài phụ huynh dùng tỏi đáp vào bàn chân để giữ ấm bị phồng dộp da như phỏng độ 2 rồi.
– Không rắc tiêu hay rắc thuốc vào rốn trẻ sơ sinh
– Không rơ miệng bằng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
– Không đắp tỏi ở bụng hay lòng bàn chân, không nướng tỏi cho trẻ hít vào mũi
– Không có vắt chanh khi bé sốt cao gây co giật
– Không chà chanh hay lau mát bằng rượu khi sốt cao
– Không trùm kín khi bé sốt cao
– Không kiêng tắm khi bị trái rạ hay sốt phát ban (spb thì đừng để bị lạnh quá thôi)
– Không uống nước gốc rạ khi bị trái rạ
– Không đắp vôi khi bị quai bị
… không biết nhớ hết chưa nữa
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

HÀNH ĐỘNG RẬP KHUÔN KHÔNG NÊN QUÁ LO

– Bé trai hay làm vậy hơn bé gái thường 4 tuổi sẽ hết
– Bé cứ làm 1 việc, chơi 1 trò hoài,làm 1 việc tới lui mà chả có ý nghĩa gì mà chả thấy mệt không thấy chán
– Có vài phụ huynh lại sợ bé tự kỷ, nếu bé vẫn hòa nhập tốt thì chả sao.

Chú ý khi:
  • Chỉ thích hành động này hơn bất thứ mọi thứ, ngay cả trò chơi mới và bất cứ người nào
  • Chỉ thích ở 1 nơi riêng biệt 
  • Chống đối, phản kháng nếu phụ huynh kêu làm chuyện khác

– Tốt nhất là thủ thỉ tìm hiểu lý do sao thích vậy, quan tâm chơi với bé, tìm trò chơi hay đồ chơi mới
– Một số trẻ khi phấn kích có nhưng hành động nhón chân, đập tay thì cũng nên giải thích chứ không thành thói quen

(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý nhi đồng 1)
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

RÈN TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ

Tổng hợp các bài viết về rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng. 

Nguồn: https://www.facebook.com/hashtag/hbsndrentulap

Rèn luyện tính tự lập cho trẻ
BÉ NGỦ CHUNG HAY NGỦ RIÊNG VỚI BỐ MẸ
– Điều này phụ thuộc vào văn hóa, điều kiện gia đình và lứa tuổi
– Ngủ chung ở trẻ sơ sinh thì làm được phương pháp da tiếp tiếp, bú theo nhu cầu và bé có cảm giác an toàn yêu thương gắn bó
– Ngủ chung quá gắn bó thì khó tự lập và trưởng thành về mặt tình cảm theo lứa tuổi
– Không có chuẩn cho bé khi nào cho bé ngủ riêng, thường có thể cho bé ngủ trong nôi phẳng trên giường hay nôi trong phòng từ 6-12 tháng, dần đến 3 tuổi thì tự lập ngủ riêng dần để còn đi trẻ
– Bé ngủ củng cha mẹ càng lâu càng khó tách, tập bằng cách chuẩn bị 30 phút trước ngủ, chà răng, thay quần áo, hát ru, chà lưng , mát xa, dùng khăn, gối có mùi của mẹ , tập từ từ
(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý bv nhi đông 1)

RÈN TỰ CẦM BÌNH BÚ, RÈN TỰ ĂN, RÈN UỐNG LY VÀ ỐNG HÚT

– 5-6 tháng là tập tữ cầm bình bú được rồi, 2 bàn tay cùng cầm bình sữa đưa 
– Tập tự ăn khi: bé thích chơi với thức ăn; cúi đầu về phía trước, há miệng muốn ăn miếng kế tiếp; thích ăn 1 món ăn nào đó hơn thứ khác; tự với thức ăn và chén muỗng và tự đưa vào miệng
– Tập nhai thức ăn: cắt nhỏ làm nhỏ bẳng ngón tay, nghiền khoai tây làm như ngón tay, bánh (coi chừng nghẹn)
– Tập ăn muỗng; khi bé ngồi vững dựa chút vào bàn là tập, khi bé chơi với muỗng mà tình cờ thấy bé tự múc thức ăn , đa số bé 2 tuổi là tự ăn muỗng được rồi, dùng muỗng tay cầm ngắn, cong; dĩa thành bên cao, chén có thành dễ gặm
– Tập dùng ống hút, tập uống ly.
LỚN MÀ PHU HUYNH VẪN PHẢI ĐÚT, VẪN CÒN NGẬM BÌNH LÀ KHÔNG CÓ ĐƯỢC, TÍNH TỰ LẬP KHÔNG ỔN

RÈN TỰ ĐI VỆ SINH 

– Thường là sau 2 tuổi sẽ biết tự đi vệ sinh và từ 2-3 tuổi sẽ quen dần
– Rèn khi: trẻ nói rành biết nói điều bé cần, biết kêu khi tẻ hay ị, biết bắt chước nhiều, thích làm theo ý phụ huynh, chịu ngồi bô
– Tập ngồi bô : chọn bô thích hợp, tập mỗi lần tầm 5 phút; phụ huynh kể chuyện hay cho bé tự ngâm cứu gì đó; nếu 2 tuần không đạt thì ngưng, 2-3 sau tập lại
– Bé biết kêu khi tiểu ị , biết tự tiểu tiện thì khen ngợi để bé hãnh diện khi đã lớn, không chế diễu hay phạt nếu bé chưa biết tự vệ sinh
– Dùng từ giống nhau khi tập bé tự vệ sinh trong giai đoạn đầu

RÈN MẶC CỞI QUẦN ÁO

– Ngay từ nhỏ khi thay quần áo cũng nên thủi thỉ, tay đâu, chân đâu, đầu đâu…
– Lớn chút khi thay quần áo bé thích tồng ngồng chạy lông nhông cũng là bình thường
– Gần 10 tháng: tập dần, giúp bé kéo chân, tay ra khỏi ống quần tay áo
-10-12 tháng: tập tự đư tay và chân vào ống quần tay áo, đưa chân lên khi mang giầy
– Trên 12 tháng tập tháo giầy khi nới dây sẵn
– 13 tháng tập giữ cổ cứng khi kéo áo qua đầu, tập gọi cái nào là quần , cái nào là áo là giầy là vớ…
– 16 tháng tự cởi mũ và vớ
– 18 tháng tự độ mủ tập kéo khóa kéo , tập mở nút lớn
– 18-24 tháng tự cởi quần áo không cần giúp; quay lưng vờ để bé tự làm từ từ
– Trên 24 tháng tập mang giầy, tập cởi quần dài
– 26 tháng hơn nên để bé tự mặc , cởi quần áo, giúp ít thôi
– 30 tháng tập tự treo quần áo lên
– Gần 3 tuỗi tập thắt dây nịt, tập phân biệt mặt trái mặt phải
– Sau 3 tuổi là hoàn thiện dần, 4 – 6 tuổi tập dán miếng dán giầy, tập thắt dây giầy 
(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý nhi đồng 1)

RÈN TÍNH TRÁCH NHIỆM

– Không kiểm soát hoàn toàn trẻ mà cung cầp nhưng giới hạn và chọn lựa để bé trỡ thành người có trách nhiệm
– Dạy bé ngay từ nhỏ, biết cái gì được làm , không được làm, cách đạt được mục đích bằng hành động nào đúng, hành động nào không đúng
– Ngay sau sinh bé khóc được ẵm lên và tìm nguyên nhân ị tè đói khóc giúp bé hiểu được khi cần gì sẽ khóc lên
– Làm gương là cách tốt nhất để rèn tinh thần trách nhiệm vì bé thích bắt chước
– Khi bé gặp khó khăn trong một việc , một trò chơi, giúp kịp thời nhưng không quá sớm bé đương đầu nhưng không nản chí
– Tùy lứa tuổi mà tập tính trách nhiệm, 2 tuổi là tập dọn đồ chơi sau khi chơi, 4 tuổi là tự mặc quần áo…
– Khen ngợi khích lệ là quan trọng; tôn trọng bé đúng mức
– Kỷ luật công bằng, bé sẽ thấy chán nản khi luôn bị trách mắng và phạt thô bạo, tìm nguyên nhân trước, tùy lứa tuổi , giải thích trước rồi hãy kỷ luật công bằng, vì có chuyện mới trẻ không thể biết mức độ đúng sai, vì dụ trẻ 1 tuổi thích nắm đuôi kéo tai súc vật mà không biết đó là sai
– CHA MẸ TỐT: nhận trách nhiệm thay cho bé – bảo vệ bé quá mức- cho bé mọi thứ không điều kiện – nuông chiều qua mức – đáp ứng mọi nhu cầu
– CHA MẸ TRÁCH NHIỆM: khích lệ tính độc lập – cho bé chịu trách nhiệm- từ chối làm mọi thứ cho bé – biết khi nào nói “không” với bé – định ra các chuẩn thực tế bé được, phải làm và không được làm, không cần giúp.

RÈN TÍNH TỰ LẬP – TỪ CON CƯNG ĐẾN “CON HƯ”

Thường gặp ở con một do nuông chiều trở thành người chỉ huy, điều khiển mọi thứ đâm ra thành “con hư”
Có thể khi :
1 Từ mới sinh đến 3 tuổi: 
– Giấc ngủ bất thường dỗ mọi cách không nín
– Bữa ăn là 1 trận chiến từ chối ăn đặc, nôn ói, không nhai, chờ ngủ mới chịu bú
– Khó giữ vệ sinh, tiêu tiêu bừa bãi, tùy hứng
– Cơn giận khi không được thỏa mãn
– Khóc tới mức tím
– Không chịu đi trẻ than đau bụng, ho khi đi trẻ
– Không chịu hòa nhập giao tiếp
2. 4- 13 tuổi:
– Đòi đồ chơi điện tử mới, đập phá đồ chơi
– Thích thay đổi sinh hoạt giải trí
– Mê sắm đồ, mê tivi
3. Vị thành niên: nhiều vấn đề
(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý nhi đồng 1)
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng