TỰ NHIÊN TRẺ KHÔNG ĂN

Nguyên nhân trẻ biếng ăn? Có thể do trẻ bị bệnh hoặc cách chăm sai lầm của cha mẹ…
1. BỆNH: lo chữa bệnh
– Bệnh nhiều ai cũng biết: nóng sốt li bì…
– Bệnh nhẹ: đau họng, đầy bụng 
– Cơn quặn bụng (colic): áp bụng bé vào da bụng mẹ
– Bệnh hay quên: đau tai, dị ứng da, chàm da, trào ngược
– Phòng nóng nực quá
2. DO SAI LẦM CỦA PHỤ HUYNH: chế độ ăn sai
– Ăn dặm sai: sớm, đặc quá, loãng quá, nhiều quá, thành phần 4 chất sai, ăn cơm sớm quá
– Thấy bé thích ăn món gì thì cho ăn quá nhiều
– Phụ huynh cần tìm hiều giai đoạn nào bé ăn được gì
3.HAM CHƠI HƠN LÀ ĂN: ham chơi quên đói
– Coi lại không gian khi bé ăn
– Thường gặp khi chuyển mẹ chăm sang tự ăn
– Ăn đúng giờ, không uống nước có ga giữa bữa ăn, dứt khoát, đừng kéo dài bữa ăn quá 30 phút
4. DO YẾU TỐ TÂM LÝ:
– Thay người chăm sóc, người ngoài chăm ăn
– Phụ huynh đánh vật, ép quá
– Phụ huynh stress con stress bò ăn luôn
– Bình tĩnh chăm – không bàn chuyện khó khăn ăn uống trước mặt bé
5. SỢ:
– Ép uống thuốc, ép hút mũi sau đó thấy đưa gì vô mặt là hoảng
– Sợ các dụng cụ cho bé ăn – đổi loại có màu sắc và hình dạng làm bé thích hơn
– Có thể bé không chịu không gian, mùi nhựa, mùi vải, mùi thức ăn khi cho bé ăn
– Không chịu mở miệng khi thấy thức ăn thấy bìnhthấy chén: chờ lúc hơi ngủ gà nữa ngủ nữa thức tập ăn, bú thì trẻ bớt sợ và tập lại từ từ
6. BÌNH TĨNH CHĂM TRẺ BỎ 1 BỮA KHÔNG ỐM ĐÂU MÀ PHẢI ĐÁNH VẬT: biếng ăn sinh lý ở các giai đoạn lẩy lật bò…
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

TẠI SAO BÉ SUY DINH DƯỠNG

Trẻ suy dinh dưỡng thường là do chế độ ăn sai. Có thể do bệnh mạn tính như tim bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần vận động. Có thể do bệnh vặt liên tục gây biếng ăn thiếu vi chất thiếu lại gây biếng ăn thêm đâm ra suy dinh dưỡng.

Trẻ suy dinh dưỡng

1. Trẻ dưới 4-6 tháng:

– Bú nhiều cữ là cách tốt nhất để bù đủ sữa
– Tính lại lượng sữa bú cả ngày
– Dị ứng sữa cũng làm bé không lên cân
– Ham chơi quên bú

2. Tuổi ăn dặm;
– Ăn dặm sai (bàn rồi): ăn sớm, ăn nhiều đạm, ăn nhiều quá bỏ bú

3. Tuổi mới đi trẻ:
– Thay đổi môi trường sinh hoạt
– Chưa quen thức ăn mới
– Tuy nhiên có trẻ khi đi trẻ lại ăn tốt hơn

4.Tuổi lớn;
– Do bỏ sữa, nên uống ít nhất 500 ml sữa 1 ngày
– Ham chơi bỏ ăn: nên ăn đa dạng, ăn chung với người lớn
– Xổ

5. Nên:
– Tính lại lượng nhập, loại thức ăn khi có vấn đề dinh dưỡng
– Khám dinh dưỡng khi 3 tháng không lên cân
– Bù vi chất khi bệnh vặt kéo dài: sắt, kẽm, vitamin D…
– Trẻ còi cọc không thể 1 ngày 1 bữa mà thay đổi cân nặng phải kiên trì.

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

DƯ CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ

Trẻ bây giờ điều kiện khá nên cân nhiều rồi – dư nhiều quá gọi là béo phì.

Trẻ béo phì

– Trẻ dư cân khi bệnh nặng sẽ khó chữa hơn trẻ vừa đủ cân

– Trẻ béo phì sẽ có nguy cơ: coi huyết áp, dư mở trong máu, gan nhiễm mở..

– Nhiều trẻ nhìn ngoài tưởng ốm nhưng thực sự đã dư, nhiều bé dư đến nỗi vùng cổ, nách sạm đen luôn.
– Cân đo tính toán mới biết bé dư, thiếu hay đủ cân chứ nhìn dáng thì phụ huynh thường cho là thiếu/ trên mạng thường có phần mềm gỏ cân nặng, chiều cao và ngày tháng năm sinh sẽ suy ra BMI
– Chỉnh dư cân nhiều khi phải cần đến chuyên gia dinh dưỡng – nên chỉnh sớm vì càng lớn càng khó chỉnh, nhiều khi bé mặc cảm về vóc dáng nhưng không thể tự chỉnh.


ĐO LÀM SAO

Đầu tiên so bảng chiều cao cân nặng, dài đủ, cân đủ thì khỏi BMI, nếu dư cân mà cao đủ là dư cân, nếu vừa dư cân vừa cao luôn thì tính BMI, khi dư cân thì tính BMI coi dư mức độ béo phì chưa

– Chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt: 

1. Trẻ bú mẹ hòa toàn thì bình tĩnh bú tiếp theo nhu cầu
2. Trẻ dưới 2 tuổi thì cũng tiếp tục bú mẹ, không ăn thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt..) hạn chế ti vi, sữa từ 500-750 tùy tuổi, hạn chế bú đêm,ăn vừa đủ 4 nhóm thức ăn, không ăn nhiều tinh bột
3. Trẻ hơn 2 tuổi: 
– Nếu dư cân mà không cao huyết áp, không rối loạn mỡ máu, không có gan nhiễm mỡ, không sạm da thì giảm tốc tăng cân, không cần giảm cân gấp.
– Nếu có cao huyết áp, rối loạn mở máu, có gan nhiễm mỡ, có sạm da thì giữ cân nặng không tăng
4. Tính toán chế độ ăn vừa đủ và vận động
Không ăn vặt, không ăn sau 8 h tối, không nước ngọt, không ăn thức ăn nhanh
Ăn bù rau trong mỗi bữa ăn chính
Hạn chế ti vi và không ngồi nhiều
Cả nhà cùng tập vận động cho bé có thói quen vận động
Duy trì lượng sữa 500ml không đường , ít béo
5. Tới mức béo phì thì nên khám dinh dưỡng chỉnh để giảm cân
6. Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng vì mỗi bé mỗi khác – kiên trì, chỉnh càng sớm càng tốt.

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

BÉ CÓ BỊ CÒI XƯƠNG KHÔNG?

Còi xương là chuyện của ngày xưa chứ giờ trẻ khó mà còi xương lắm. Vì bây giờ sữa đủ, vitamin D đủ, phụ huynh biết phơi nắng biết chăm bé rồi. Bây giờ mà bị còi xương chỉ khi bị bệnh về nội tiết hay rối loạn về hấp thu thôi.

phơi nắng hết còi xương

1. Trẻ sơ sinh ngủ vặn mình là do phản xạ hay do thời tiết – không phải do thiếu chất gây còi xương
2. Đêm ngủ giật mình thì không chắc thiếu cái gì đâu
3. Trẻ đổ mồ hôi đầu có nguy cơ còi xương không: không có đâu do điều tiết hay do nóng nực thôi
4. Trẻ rụng tóc hình vành khăn có thiếu canxi gây còi xương ? cũng không phải nếu cân tốt
5.Ẵm nghe lọc cọc lục cục cũng không phải còi xương, cũng không thiếu gì, đó là bình thường
6.Thóp có vẻ rộng, lâu đóng cũng không chả do chất gì, quan trọng là lanh lẹ, đo vòng đầu theo dõi thôi
7.Răng mọc chậm cũng chả có gì lạ, chả phải do còi xương

Phòng còi xương thì quá dễ, phơi nắng đủ, bú đủ, uống đủ sữa, uống viatmin D đúng.

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng