PGS.TS NGUYỄN HOÀNG SƠN THAM DỰ HỘI NGHỊ KHOA HỌC TAI MŨI HỌNG THƯỜNG KỲ LẦN THỨ NHẤT NĂM 2016

Vào ngày 21/5 vừa qua, Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng thường kỳ lần thứ nhất năm 2016 được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc. PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn (Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Cố vấn chuyên môn của bệnh viện Đa Khoa An Việt) nằm trong ban tổ chức chương trình Hội nghị.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là các Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ, các nhà quản lý y tế. Hội nghị Khoa học Tai Mũi Họng thường kỳ là dịp để các bác sỹ cùng cập nhật, trao đổi các kiến thức chuyên môn, báo cáo những thành tựu đạt được về chuyên ngành Tai – Mũi – Họng trong thời gian qua. Từ đó góp phần nâng cao kỹ thuật chuyên môn về công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến Tai – Mũi – Họng, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tại hội nghị, các đại biểu đã được dự phiên họp toàn thể với các nội dung: Cập nhật kiến thức về cấy điện cực ốc tai; Rối loạn thần kinh cảm giác do thiểu năng tuần hoàn não; Ù tai, mất chức năng vòi nhĩ – Viêm mũi xoang; Phẫu thuật nội soi tai và mũi xoang dưới sự hướng dẫn của máy định vị bằng công nghệ điện từ trường; Điều trị chóng mặt; Một số hội chứng trong bệnh lý Tai – Xương chũm; Phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm…
Xem thêm: 

pgs nguyễn hoàng sơn tham dự hội nghị tai mũi họng
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Y tế trong năm qua. Hội nghị là cơ hội để các Giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia, bác sỹ đầu ngành trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ các biện pháp khoa học, thành tựu để nâng cao hoạt động chuyên môn. Đây còn là dịp để các cán bộ y tế có cơ hội tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, Trung Ương, góp phần làm tốt hơn công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hiện tại, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn là cố vấn đặc biệt và là bác sỹ làm việc tại bệnh viện Đa Khoa An Việt. Cơ hội quý báu cho người bệnh được PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn trực tiếp thăm khám và điều trị. Liên hệ Hotline: 0462 628 628/ 0968 0855 99 để được đặt lịch hẹn khám với PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện An Việt chăm sóc tận tình.
———————————————-
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh xuân, Hà Nội
Hotline: 0462 628 628/ 0968 0855 99
Website: benhvienanviet.com
Email: benhvienanviet@gmail.com

PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI AN LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN AN VIỆT

PGS TS Nguyễn Thị Hoài An là nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em – Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương. Hiệnbác sĩ nguyễn thị hoài an đang thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân tai mũi họng tại chuyên khoa tai mũi họng – Bệnh viện An Việt (1E, Trường Chinh, Hà Nội).

Video bác sĩ nguyễn thị hoài an mổ từ thiện cho các trẻ em chùa Bồ Đề, Hà Nội
Chuyên khoa tai mũi họng – Bệnh viện An Việt chuyên khám và điều trị các bệnh về tai, mũi, họng bởi các bác sĩ tai mũi họng đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm:
PGS TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội tai mũi họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội, hơn 40 giảng dạy và đạo tạo bác sĩ tai mũi họng cho cả nước. Hiện thầy Nguyễn Hoàng Sơn còn là cố vấn chuyên môn đặc biệt của bệnh viện An Việt.
PGS TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, hơn 30 năm khám chữa bệnh trong ngành tai mũi họng. Bác sĩ Hoài An cùng ekip đã cấy gần 100 điện tử ốc tai cho trẻ khiếm thính, làm thay đổi cuộc đời của nhiều bệnh nhân tai mũi họng.
Các  dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh tai mũi họng cơ bản tại chuyên khoa tai mũi họng – bệnh viện An Việt:

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về tai:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm tai ngoài
  • Thủng màng nhĩ
  • Hội chứng chảy tai
  • Hội chứng điếc (điếc đột ngột)
  • Bệnh zona tai
  • Bệnh nấm tai
  • Bệnh nghe kém
  • Cấy điện cực ốc tai
  • Hội chứng chóng mặt
  • Phẫu thuật tạo hình tái tạo hệ thống truyền âm
  • Phẫu thuật tạo hình tai giữa, tai ngoài do dị tật bẩm sinh
  • Vá nhĩ đơn thuần
  • Lấy dị vật tai
  • Phẫu thuật nội soi giảm áp ổ mắt, giảm áp dây thần kinh II, tạo hình lệ đạo…

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về mũi xoang

  • Viêm mũi cấp tính
  • Viêm mũi mạn tính
  • Dị vật mũi
  • Polyp mũi
  • Chảy máu cam
  • Viêm xoang
  • Chấn thương xoang
  • Ung thư xoang sàng
  • U lành tính ở xoang
  • Phẫu thuật tịt cửa mũi sau trẻ em
  • Phẫu thuật xoang trán, nạo sàng hàm
  • Phẫu thuật vách ngăn mũi
  • Nội soi cầm máu mũi…

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về họng:

  • Viêm họng
  • Viêm loét khe amidan
  • Apxe quanh amidan
  • Viêm amidan (cấp, mạn)
  • Viêm VA (cấp, mạn)
  • Cắt amidan
  • Ngủ ngáy và hội chứng ngừng thở khi ngủ
  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
  • Dị vật phế quản, thực quản
  • Viêm thanh quản
  • Phù nề thanh quản
  • Lao thanh quản
  • U lành tính ở thanh quản
  • Ung thư thanh quản
  • Rối loạn thần kinh vận động của thanh quản
  • Rối loạn cảm giác thanh quản
  • Bỏng thanh quản, chấn thương thanh quản, hẹp thanh khí quản
  • Vấn đề điếc câm và chăm sóc đối với trẻ nghễnh ngãng
  • Các rối loạn về giọng, về ngôn ngữ…
Hiện nay, bệnh viện an việt đang thăm khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân tai mũi họng. Tại đây, người bệnh được bác sĩ nguyễn thị hoài an (PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An là nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Trẻ Em- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương) thăm khám và điều trị.
Để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, bệnh nhân hãy gọi tới số điện thoại hỗ trợ bệnh nhân của bệnh viện An Việt: 0462628628 để được đặt lịch hẹn khám với bác sĩ nguyễn thị hoài an và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện An Việt tiếp đón và chăm sóc tận tình.
—————————————
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ online: 0462628628
Hotline: 0968085599

PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI AN LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN AN VIỆT

PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI AN LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN AN VIỆT

PGS TS Nguyễn Thị Hoài An là nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em – Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương. Hiệnbác sĩ nguyễn thị hoài an đang thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân tai mũi họng tại chuyên khoa tai mũi họng – Bệnh viện An Việt (1E, Trường Chinh, Hà Nội).
Video bác sĩ nguyễn thị hoài an mổ từ thiện cho các trẻ em chùa Bồ Đề, Hà Nội

Chuyên khoa tai mũi họng – Bệnh viện An Việt chuyên khám và điều trị các bệnh về tai, mũi, họng bởi các bác sĩ tai mũi họng đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm:
PGS TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội tai mũi họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội, hơn 40 giảng dạy và đạo tạo bác sĩ tai mũi họng cho cả nước. Hiện thầy Nguyễn Hoàng Sơn còn là cố vấn chuyên môn đặc biệt của bệnh viện An Việt.
PGS TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, hơn 30 năm khám chữa bệnh trong ngành tai mũi họng. Bác sĩ Hoài An cùng ekip đã cấy gần 100 điện tử ốc tai cho trẻ khiếm thính, làm thay đổi cuộc đời của nhiều bệnh nhân tai mũi họng.
Các  dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh tai mũi họng cơ bản tại chuyên khoa tai mũi họng – bệnh viện An Việt:

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về tai:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm tai ngoài
  • Thủng màng nhĩ
  • Hội chứng chảy tai
  • Hội chứng điếc (điếc đột ngột)
  • Bệnh zona tai
  • Bệnh nấm tai
  • Bệnh nghe kém
  • Cấy điện cực ốc tai
  • Hội chứng chóng mặt
  • Phẫu thuật tạo hình tái tạo hệ thống truyền âm
  • Phẫu thuật tạo hình tai giữa, tai ngoài do dị tật bẩm sinh
  • Vá nhĩ đơn thuần
  • Lấy dị vật tai
  • Phẫu thuật nội soi giảm áp ổ mắt, giảm áp dây thần kinh II, tạo hình lệ đạo…

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về mũi xoang

  • Viêm mũi cấp tính
  • Viêm mũi mạn tính
  • Dị vật mũi
  • Polyp mũi
  • Chảy máu cam
  • Viêm xoang
  • Chấn thương xoang
  • Ung thư xoang sàng
  • U lành tính ở xoang
  • Phẫu thuật tịt cửa mũi sau trẻ em
  • Phẫu thuật xoang trán, nạo sàng hàm
  • Phẫu thuật vách ngăn mũi
  • Nội soi cầm máu mũi…

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về họng:

  • Viêm họng
  • Viêm loét khe amidan
  • Apxe quanh amidan
  • Viêm amidan (cấp, mạn)
  • Viêm VA (cấp, mạn)
  • Cắt amidan
  • Ngủ ngáy và hội chứng ngừng thở khi ngủ
  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
  • Dị vật phế quản, thực quản
  • Viêm thanh quản
  • Phù nề thanh quản
  • Lao thanh quản
  • U lành tính ở thanh quản
  • Ung thư thanh quản
  • Rối loạn thần kinh vận động của thanh quản
  • Rối loạn cảm giác thanh quản
  • Bỏng thanh quản, chấn thương thanh quản, hẹp thanh khí quản
  • Vấn đề điếc câm và chăm sóc đối với trẻ nghễnh ngãng
  • Các rối loạn về giọng, về ngôn ngữ…
Hiện nay, bệnh viện an việt đang thăm khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân tai mũi họng. Tại đây, người bệnh được bác sĩ nguyễn thị hoài an (PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An là nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Trẻ Em- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương) thăm khám và điều trị.
Để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, bệnh nhân hãy gọi tới số điện thoại hỗ trợ bệnh nhân của bệnh viện An Việt: 0462628628 để được đặt lịch hẹn khám với bác sĩ nguyễn thị hoài an và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện An Việt tiếp đón và chăm sóc tận tình.
—————————————
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ online: 0462628628
Hotline: 0968085599

BÁC SỸ NGUYỄN VĂN NGHĨA: “QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI BỆNH TẠO NGUỒN CẢM HỨNG MÃNH LIỆT CHO SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC”

Niềm vui, niềm hạnh phúc với ông là khi được nhìn thấy những bệnh nhân từng lâm vào tình cảnh thập tử nhất sinh lại được khỏe mạnh tiếp tục cuộc sống thường ngày. Để có được niềm vui, niềm hạnh phúc ấy, ông phải đánh đổi bằng hơn nửa cuộc đời đam mê với chuyên khoa Gây mê hồi sức và cống hiến với ngành Y.

Tốt nghiệp bác sỹ cao cấp khóa đầu tiên của Bộ Y tế

Bác sỹ Nguyễn Văn Nghĩa sinh ngày 20/9/1950, là một người con của vùng đất nhãn lồng Hưng Yên. Năm 1974, ông tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Y Khoa Hà Nội. Năm 1976, ông được cấp trên tin tưởng và bổ nhiệm chức vụ Chủ nhiệm khoa Gây mê hồi sức bệnh viện 145 quân đoàn I. Dành đam mê cho ngành Y, 8 năm sau, năm 1984, ông chuyển công tác làm Chủ nhiệm khoa Gây mê hồi sức bệnh viện quân khu III. Không ngừng nỗ lực, cùng năm đó, ông tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II.
Tham gia vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, người bác sỹ ấy khám, điều trị, phẫu thuật, cứu sinh mạng rất nhiều bệnh nhân. Ở một vị trí mới, ông càng dốc lòng dốc sức cống hiến nhiều hơn cho lĩnh vực Gây mê hồi sức nói riêng và Y học nói chung.
Năm 1990, bác sỹ Nghĩa nhận chỉ thị chuyển công tác về làm Chủ nhiệm khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng. Bên cạnh việc chăm sóc, theo dõi bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, cũng như xử lý các tình huống cấp tính có thể xảy ra, kiểm soát cơn đau của bệnh nhân trong mọi tình huống, ông tích cực học hỏi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp tốt nhất. Ngoài công tác quản lý chung, thực hiện Gây mê hồi sức cho bệnh nhân, ông trao đổi chuyên môn, củng cố kỹ thuật cho các bác sỹ trẻ mới vào nghề.  Thời gian trôi qua, những chất xám “xán lạn” nhất của bác sỹ Gây mê hồi sức ấy được vinh danh khi ông tốt nghiệp bác sỹ cao cấp khóa đầu tiên của Bộ Y tế năm 2005.
Năm 2012, dời thành phố Cảng, bác sỹ Nghĩa tiếp sức cho bệnh viện Đa Khoa Hà Nội ở vị trí Chủ nhiệm khoa Gây mê hồi sức. Hiện nay, ông công tác tại vị trí bác sỹ Gây mê hồi sức tại khoa Ngoại bệnh viện Đa Khoa An Việt, Hà Nội. 

Người bác sỹ Gây mê hồi sức thầm lặng…

Suốt quãng thời gian dài hơn 30 năm làm nghề, công tác tại các bệnh viện lớn trong cả nước, bác sỹ Nguyễn Văn Nghĩa đã cứu sống hàng nghìn bệnh nhân, mang lại cuộc sống tươi đẹp cho những bệnh nhân từng lâm vào tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Cả cuộc đời dành tâm sức vì nghề nghiệp, phải chăng những khó khăn trải qua khi căng mắt, nhíu mày, lúc não hoạt động hết công suất cho những ca bệnh tưởng chừng không thể qua khỏi chính là động lực để bác sĩ Nghĩa tiếp tục con đường mà ông đã lựa chọn.
Những bác sỹ Gây mê hồi sức như Nguyễn Văn Nghĩa đã giữ cho bệnh nhân ngủ yên hàng giờ để thao tác thuận tiện khi phẫu thuật. Ông đã hồi sức cho bệnh nhân tỉnh táo dù trước đó có người rơi vào cảnh sự sống chỉ còn đếm trong vài giây tích tắc. Nhưng với ông, đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là tình yêu thương đối với bệnh nhân. Có ai từng vào phòng mổ mới thấu, phía sau mành vải che bệnh nhân là một êkíp Gây mê hồi sức đang căng thẳng theo dõi ca mổ, theo dõi sự sống của bệnh nhân đo trên máy, tiêm thuốc và truyền dịch cho bệnh nhân…

Người bác sỹ tâm huyết với phương pháp: sử dụng Mask thanh quản trong Gây mê

Năm 1998, bác sỹ Nghĩa thực hiện báo cáo 400 ca thông khí 1 phổi bằng ống nội khí quản thường tại Hội nghị Gây mê toàn quốc tại Tp.HCM. Năm 2000, ông thực hiện thành công báo cáo “Sử dụng Mask thanh quản trong gây mê” tại Hội nghị Gây mê toàn quốc ở Cần Thơ. Trước đây, các bác sỹ trong ngành thường dùng phương pháp thông thường khi dùng ống nội khí quản, gây bất lợi cho đường hô hấp trong quá trình Gây mê.
Đến nay, ông sử dụng hoàn toàn Mask thanh quản trong Gây mê. Hiện nay, ông Nghĩa công tác tại bệnh viện Đa Khoa An Việt- bệnh viện Đa Khoa với chuyên khoa trọng yếu là Tai Mũi Họng. Ông chia sẻ với PGS.TS Nguyễn Hoài An- giám đốc của bệnh viện: “Trẻ em thường hay bị viêm VA và viêm Amydale, nhiều trường hợp có chỉ định can thiệp phẫu thuật việc gây mê cho trẻ rất khó khăn. Trong mổ Tai Mũi Họng, giai đoạn nguy hiểm nhất là lúc thoát mê, vì ở giai đoạn này người thầy thuốc ở chế độ bị động, phải đối phó nhiều tình huống phức tạp xảy ra, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng: giữ nội khí quản sớm khi bệnh nhân chưa tỉnh hẳn, bệnh nhân rất dễ tắc thở do đờm rãi vào sớm. Nếu rút ống nội khí quản muộn khi bệnh nhân đã tỉnh thì gây kích thích co thắt đường hô hấp và thêm đờm rãi. Cả hai giai đoạn này đều rất quan trọng, cần kỹ thuật chuẩn xác”. Trao đổi dùng Mask thanh quản trong gây mê cho cắt Amydale và nạo VA, với PGS.TS An, ông nhận được sự đồng ý vì phương pháp này an toàn đặc biệt cho trường hợp trẻ em và người già.

“Quyền lợi của người bệnh tạo nguồn cảm hứng mãnh liệt cho sự sáng tạo của người thầy thuốc”

Miệt mài trong suốt quá trình khám chữa bệnh, không ngừng nghiên cứu, sáng tạo trong nghề nghiệp. Ông còn tự mày mò, sáng chế nên những bài thuốc Đông y để điều trị bệnh cho bệnh nhân. Năm 1977, bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não cùng bài thuốc điều trị sa trực tràng và bài thuốc đắp lá cho những người bị vết thương mất da rộng lâu liền cũng như bị bỏng. Tất cả những bài thuốc này rất tốt cho người bệnh và mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình mà người phương Tây khi đó còn rất lúng túng. Năm 1996, ông nghiên cứu ra phương pháp điều trị viêm tụy cấp và bài thuốc điều trị sỏi đường mật, bài thuốc điều trị zona. Tất cả những nguyên liệu tạo nên bài thuốc đều là từ tự nhiên. Nói về những bài thuốc Đông y, ông chia sẻ: “Quyền lợi của người bệnh tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho người thầy thuốc như tôi”.
Bức ảnh một người đồng nghiệp tặng bác sỹ Nghĩa với ý nghĩa: Người thầy thuốc sống ở nơi khó khăn, làm việc ở môi trường điều kiện y tế thiếu thốn, nhưng lại sáng chế ra những bài thuốc hay cứu người

Cứu bệnh nhân từng “thập tử nhất sinh”

Suốt quãng đời làm nghề của ông, có không ít kỉ niệm lưu lại. Tiêu biểu nhất là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Hòe sinh năm 1972 ở Hải Phòng.
Năm 2008, bị tai nạn ô tô nghiêm trọng, Nguyễn Văn Hòe bị chấn thương đốt sống cổ C1, C2. Bệnh nhân khi đó được cấp cứu ở bệnh viện Việt Tiệp trong tình trạng chấn thương rất nặng. Sau khi cấp cứu ở Việt Tiệp, bệnh nhân Nguyễn Văn Hòe được chuyển gấp phẫu thuật tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức, sau đó tiếp tục điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp. Sau đó, bệnh nhân được chuyển về điều trị tại nhà. Khi đó, bệnh nhân Hòe trong tình trạng người thực vật, không cử động được, người nhà phải hỗ trợ mọi sinh hoạt cá nhân. Gia đình bệnh nhân vô cùng lo lắng. Hỏi han khắp nơi thì tình cờ người nhà bệnh nhân Hòe được người người quen giới thiệu bác sỹ Nghĩa chữa bệnh. Trong vòng 1 hơn một tháng, bác sỹ Nghĩa kê đơn thuốc nam cho bệnh nhân Hòe uống, trong 1 tuần đầu thì liều thuốc nhiều hơn. Bên cạnh đó, người nhà hỗ trợ bệnh nhân vận động cơ thể. Bác sỹ Nghĩa khi đó không quản ngại khó khăn, nắng mưa vất vả vượt qua quãng đường dài hơn 20 km đến điều trị cho bệnh nhân.
Từng nằm liệt chờ tháng ngày dài qua đi, sau hơn một tháng được bác sỹ Nghĩa hỗ trợ điều trị, bệnh nhân Hòe cử động được. 7 tháng sau từ lúc bị tai nạn, bệnh nhân đã hồi phục. Câu chuyện như phép màu ấy khiến ai làm việc trong ngành Y cũng nể phục. Gia đình bệnh nhân Hòe khi đó vô cùng hạnh phúc. Những năm tháng đó đã gắn bó hai con người chống lại bệnh tật, bác sỹ Nghĩa chữa bệnh bằng tình thương yêu, tâm sức dành cho bệnh nhân. Thật đầm ấm nghĩa tình khi những món quà bệnh nhân Hòe gửi trao bác sỹ Nghĩa không quá lớn lao, nhưng giá trị tinh thần của nó thì không gì đong đếm được, đó là “2 chai nước mắm”. Niềm hạnh phúc của người bác sỹ này khi cứu chữa cho bệnh nhân không thể đếm trên đầu ngón tay. Trường hợp khác, bệnh nhân cách đây 6 năm bị chấn thương sọ não nặng nề, dập hai bán cầu não, bác sỹ Nghĩa thực hiện mở khí quản thở máy suốt một thời gian dài, nay bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn, trí nhớ phục hồi tốt, khi thời tiết thay đổi không bị đau đầu. Quãng đời làm nghề mấy chục năm, bác sỹ Nguyễn Văn Nghĩa đã cứu hàng nghìn sinh mạng, mang lại cuộc sống tươi đẹp cho những người chờ “thần chết” gõ cửa.
Bệnh nhân Hòe khỏe mạnh trở lại thăm bác sỹ Nghĩa

Một chuyên gia Gây mê hồi sức và một tâm hồn nghệ sỹ

Không chỉ là một chuyên gia về Gây mê hồi sức mà Nguyễn Văn Nghĩa còn là một bác sỹ có tâm hồn nghệ sỹ. Sau những giờ làm việc căng thẳng, những ca phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật chuẩn xác, áp lực đến cao độ, ông là người đam mê thi ca và thể dục thể thao. Dù thời tiết nóng hay lạnh, cả khi ngoài trời rét đến 8 độ C, ông vẫn chăm chỉ tập luyện thể dục. Ông có thể thực hiện đẩy tạ chân 58kg 20 lần, đẩy tạ tay 40kg 25 lần, đi bộ 7,3km một giờ. Nhờ đó, mà bây giờ khi đã ở tuổi 66, ông vẫn vô vùng khỏe mạnh, phong độ. Bên cạnh đó, ông đam mê thi ca, có rất nhiều bài thơ ông do ông sáng tác. Phải chăng, làm thơ là cách mà người bác sỹ nặng lòng với ngành Y ấy trải lòng mình, thả tâm hồn thư giãn.
“Hạnh phúc là sự cống hiến
Khó khăn tạo nên bản lĩnh
Nghị lực là tài sản vô giá
Gia đình là nguồn gốc của mọi giá trị”
Đam mê thi ca, yêu thích thể dục thể thao, ông còn là người chồng mẫu mực, người cha hết mực thương yêu gia đình. Nhờ sự giáo dục, truyền đạt những tâm huyết, là tấm gương sáng cho những người con noi theo, con của ông trưởng thành đều trở thành những người thành đạt, học vấn và lễ độ. Hiện tại 3 người con của ông, một người làm bác sỹ công tác tại bệnh viện Xanh-Pôn, một người là giảng viên trường đại học Giao thông vận tải, 1 người công tác tại Ngân hàng ở Hà Nội.
Đối với mỗi bác sỹ, tình cảm của bệnh nhân dành cho chính mình và hậu cần vững chắc từ gia đình chính là động lực để họ cố gắng phấn đấu theo đuổi con đường mà mình đã lựa chọn. Với Nguyên Trưởng khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Việt Tiệp- bác sỹ Nguyễn Văn Nghĩa, ông đã dành được tình cảm, sự yêu mến và tin tưởng từ bệnh nhân của mình. Hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực Y học, ông đã cứu sống được hàng trăm bệnh nhân, sáng tạo nhiều bài thuốc Đông y hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển y học nước nhà, giúp mang lại nụ cười, hạnh phúc cho biết bao người bệnh. Hiện tại là bác sỹ Gây mê hồi sức tại khoa Ngoại bệnh viện Đa Khoa An Việt, ông chính là một tấm gương sáng cho các đồng nghiệp về chuyên môn, y đức, tinh thần làm việc và cống hiến. Chúc cho ông sẽ luôn khỏe để tiếp tục làm việc và cống hiến tài năng, tâm huyết vào sự nghiệp khoa học, góp phần xây dựng khoa Ngoại của bệnh viện Đa Khoa An Việt ngày càng phát triển và vững mạnh hơn nữa.
 ———————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ Online: 0462.628.628/ 0968 08 55 99

GIÁO SƯ TRẦN NGỌC ÂN: NGƯỜI MỞ CÁNH CỬA HY VỌNG CHO BỆNH NHÂN THẤP KHỚP

Giáo sư Trần Ngọc Ân là một trong những sinh viên xuất sắc tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội (1960) được giữ lại trường làm giảng viên Bộ môn Nội và được phân công về điều trị cho các bệnh nhân Bệnh viện Bạch Mai dưới sự dẫn dắt của giáo sư nội khoa “gạo cội” Đặng Văn Chung.
Giáo sư Trần Ngọc Ân
Sau gần 10 năm, giảng dạy, nghiên cứu và khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, Giáo sư Trần Ngọc Ân nhận thấy do đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, người dân nước ta mắc các bệnh về cơ xương khớp rất cao. Chính vì vậy, ông đã đi sâu nghiên cứu chuyên ngành thấp khớp.
Khi Giáo sư Trần Ngọc Ân muốn đi sâu vào chuyên ngành thấp khớp, thầy Đặng Văn Chung có nói rằng: “Thấp khớp là chuyên ngành mới, tài liệu sách vở còn ít, tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi không dạy được anh đâu. Anh phải cố gắng”. Dù là chuyên ngành mới, nhưng trước yêu cầu thực tế của người bệnh, giáo sư Ân vẫn muốn “dấn thân” tìm tòi và đi sâu vào chuyên ngành cơ xương khớp.
Có một câu nói nổi tiếng rằng: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Nếu như vì ngành cơ xương khớp lúc bấy giờ còn non trẻ, chưa ai có nhiều kinh nghiệm mà bàn lùi thì chúng ta đã không có một vị Giáo sư cơ xương khớp đầu ngành Viêt Nam như ngày hôm nay. Ở giáo sư Ân, ta thấy bản lĩnh của một con người ham học hỏi, dám đi con đường chưa ai đi. Điều ấy thật đáng khâm phục và ngưỡng mộ.
Vào năm 1969 khi bệnh gút mới xuất hiện ở nước ta và ai cũng nghĩ rằng gút thường mắc ở các nước phát triển, do tăng acid uric trong máu khiến bệnh nhân đau đớn, khó vận động. Lúc ấy chỉ cần 10 viên colchicine 1mg là khỏi nhưng Quốc doanh Dược phẩm Việt Nam khi ấy không có loại thuốc này. Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, Trần Ngọc Ân đã nhiều lần đạp xe sang Trường Đại học Nông nghiệp để thuyết phục các nhà khoa học cấp cho 2 gram colchicine bởi ngành nông nghiệp có nhập hóa chất tinh khiết này để làm hóa chất dùng trong các thí nghiệm gây biến dị cây trồng. Nhưng cũng chính nhờ 2 gram này, đã bào chế được 1.000 viên 1mg giúp cho gần 100 bệnh nhân gút đầu tiên ở nước ta khỏi bệnh.
Năm 1974, Giáo sư Trần Ngọc Ân được cử đi học tại Hungari. Đây là quãng thời gian bác sĩ Ân có cơi hội gặp gỡ đồng nghiệp cùng chuyên ngành, cũng như có thời gian đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu về cơ xương khớp và ông thấy rất vui vì trong quá trình khám chữa và ghi chép tỉ mỉ các chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai phù hợp với kiến thức chung, các phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh ở nước ta không khác nhiều với nước ngoài.
Giáo sư Trần Ngọc Ân cũng chính là một trong các Phó tiến sĩ đầu tiên bảo vệ luận án tiến sĩ trong nước với đề tài “Viêm cột sống dính khớp”.  Giáo sư Ân là chủ nhiệm khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai. Đến năm 1995, GS.TS Trần Ngọc Ân lúc ấy là Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội được Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện E.
Với Giáo sư Trần Ngọc Ân, một người bác sĩ giỏi phải học tập suốt đời, học những điều mà bệnh nhân đòi hỏi người bác sĩ phải giải thích và giải quyết. Vì rằng “không ai tẻ nhạt ở trên đời, mỗi số phận đều chứa điều cao cả”, là một người bác sĩ ngoài sự ham học hỏi, trau dồi thì còn phải tận tâm, tận tình và khiêm tốn.
Phàm là người bác sĩ phải có cái tình, phải có tâm hồn và sự nhạy cảm. Những đêm trực bên người bệnh, trăn trở day dứt với người bệnh và thân nhân của họ để tìm ra cách chữa trị cũng chính là chất nhân văn, là lòng nhân ái và cao thượng của những con người cả cuộc đời gắn bó và cống hiến cho y khoa, khoác trên mình tấm áo blouse trắng.
Y học là ngành khoa học mang ý nghĩa nhân văn cao cả, đòi hỏi người bác sĩ phải có lương tâm và trí tuệ. Gắn bó trọn đời với ngành y, Giáo sư Trần Ngọc Ân luôn hết lòng với người bệnh. Cho dù ở cương vị nào, là thầy giáo hay thầy thuốc thì ông luôn cố gắng hết mình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, khi nhắc tới Giáo sư Trần Ngọc Ân chúng ta nhớ tới một người thầy đã đào tạo nhiều thế hệ thầy thuốc, nhiều nhà giáo ưu tú, nhớ tới người bác sĩ tiên phong về cơ xương khớp, đã chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân nhiều thế hệ.
Đã đi qua một chặng đường dài với nhiều nỗ lực, đam mê cống hiến thế nhưng ông vẫn không dừng lại với những gì mình đang có, vẫn tiếp tục tìm tòi không ngừng nghiên cứu với mong muốn đưa ngành Cơ xương khớp Việt Nam bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới.
Dù ở cái tuổi xưa nay hiếm, và biết rằng sinh lão bệnh tử là quy luật hữu hạn của đời người, ai rồi cũng về với cát bụi nhưng chừng nào trái tim còn đập, ông còn cống hiến cho cuộc đời, còn gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, sau khi nghỉ hưu, Giáo sư Trần Ngọc Ân vẫn tiếp tục sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, tiếp tục các hoạt động chuyên môn đào tạo sau đại học tại các trường đại học và khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa An Việt. Giáo sư Trần Ngọc Ân cũng là tác giả của cuốn sách Bệnh thấp khớp và tham gia biên soạn Bách khoa thư bệnh học, Bệnh học Nội khoa và Nội khoa cơ sở.
Chúc Giáo sư Trần Ngọc Ân luôn mạnh khỏe để tiếp tục cống hiến tài năng và tâm huyết cho sự nghiệp khoa học, giáo dục y học nước nhà, đưa ngành Cơ xương khớp Việt nam ngày càng phát triển hơn.
GS.TS Trần Ngọc Ân đã từng trải qua nhiều vị trí quan trọng:
  • Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện E
  • Chủ nhiệm khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai (1960-2007)
  • Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội – Nhà giáo nhân dân
  • Hội viên hội thấp khớp học Châu Á – Thái Bình Dương (1996 đến nay)
=> Hiện nay, Bệnh viện An Việt đã đón tiếp nhận nhiều bệnh nhân đăng ký để được Giáo sư Trần Ngọc Ân thăm khám và điều trị. Vì thế để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, chúng tôi khuyến khích các bệnh nhân gọi tới tổng đài 0462628628 hoặc Hotline: 0968.08.55.99 để được đặt lịch hẹn khám với Thầy Trần Ngọc Ân và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân tiếp đón và chăm sóc.
———————————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1e trường chinh hà nội
Hỗ trợ online (miễn phí): 0462628628
Website:benhvienanviet.com
Đặt lịch trực tuyến: http://benhvienanviet.com/lien-he

PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI AN LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN AN VIỆT

PGS TS Nguyễn Thị Hoài An là nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em – Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương. Hiệnbác sĩ nguyễn thị hoài an đang thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân tai mũi họng tại chuyên khoa tai mũi họng – Bệnh viện An Việt (1E, Trường Chinh, Hà Nội).



Video bác sĩ nguyễn thị hoài an mổ từ thiện cho các trẻ em chùa Bồ Đề, Hà Nội

Chuyên khoa tai mũi họng – Bệnh viện An Việt chuyên khám và điều trị các bệnh về tai, mũi, họng bởi các bác sĩ tai mũi họng đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm:
PGS TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội tai mũi họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, Nguyên giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội, hơn 40 giảng dạy và đạo tạo bác sĩ tai mũi họng cho cả nước. Hiện thầy Nguyễn Hoàng Sơn còn là cố vấn chuyên môn đặc biệt của bệnh viện An Việt.
PGS TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em bệnh viện tai mũi họng Trung Ương, hơn 30 năm khám chữa bệnh trong ngành tai mũi họng. Bác sĩ Hoài An cùng ekip đã cấy gần 100 điện tử ốc tai cho trẻ khiếm thính, làm thay đổi cuộc đời của nhiều bệnh nhân tai mũi họng.
Các  dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh tai mũi họng cơ bản tại chuyên khoa tai mũi họng – bệnh viện An Việt:

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về tai:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm tai ngoài
  • Thủng màng nhĩ
  • Hội chứng chảy tai
  • Hội chứng điếc (điếc đột ngột)
  • Bệnh zona tai
  • Bệnh nấm tai
  • Bệnh nghe kém
  • Cấy điện cực ốc tai
  • Hội chứng chóng mặt
  • Phẫu thuật tạo hình tái tạo hệ thống truyền âm
  • Phẫu thuật tạo hình tai giữa, tai ngoài do dị tật bẩm sinh
  • Vá nhĩ đơn thuần
  • Lấy dị vật tai
  • Phẫu thuật nội soi giảm áp ổ mắt, giảm áp dây thần kinh II, tạo hình lệ đạo…

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về mũi xoang

  • Viêm mũi cấp tính
  • Viêm mũi mạn tính
  • Dị vật mũi
  • Polyp mũi
  • Chảy máu cam
  • Viêm xoang
  • Chấn thương xoang
  • Ung thư xoang sàng
  • U lành tính ở xoang
  • Phẫu thuật tịt cửa mũi sau trẻ em
  • Phẫu thuật xoang trán, nạo sàng hàm
  • Phẫu thuật vách ngăn mũi
  • Nội soi cầm máu mũi…

Bệnh viện An Việt thăm khám và điều trị các bệnh về họng:

  • Viêm họng
  • Viêm loét khe amidan
  • Apxe quanh amidan
  • Viêm amidan (cấp, mạn)
  • Viêm VA (cấp, mạn)
  • Cắt amidan
  • Ngủ ngáy và hội chứng ngừng thở khi ngủ
  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
  • Dị vật phế quản, thực quản
  • Viêm thanh quản
  • Phù nề thanh quản
  • Lao thanh quản
  • U lành tính ở thanh quản
  • Ung thư thanh quản
  • Rối loạn thần kinh vận động của thanh quản
  • Rối loạn cảm giác thanh quản
  • Bỏng thanh quản, chấn thương thanh quản, hẹp thanh khí quản
  • Vấn đề điếc câm và chăm sóc đối với trẻ nghễnh ngãng
  • Các rối loạn về giọng, về ngôn ngữ…
Hiện nay, bệnh viện an việt đang thăm khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân tai mũi họng. Tại đây, người bệnh được bác sĩ nguyễn thị hoài an (PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An là nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Trẻ Em- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương) thăm khám và điều trị.
Để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, bệnh nhân hãy gọi tới số điện thoại hỗ trợ bệnh nhân của bệnh viện An Việt: 0462628628 để được đặt lịch hẹn khám với bác sĩ nguyễn thị hoài an và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện An Việt tiếp đón và chăm sóc tận tình.
—————————————
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hỗ trợ online: 0462628628
Hotline: 0968085599

PGS TS NGUYỄN HOÀNG SƠN- HÀNH TRÌNH KHÔNG NGHỈ NGƠI

Nhắc đến PGS TS Nguyễn Hoàng Sơn là nhắc đến một thầy thuốc gương mẫu, tận tụy với công việc, hết lòng với bệnh nhân. Hơn nửa đời người cống hiến những tinh túy của mình với nghề, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn đã mang lại niềm vui khỏi bệnh cho biết bao người được ông chữa trị. Hiện thầy Nguyễn Hoàng Sơn đã nghỉ hưu, nhưng vẫn tha thiết với nghề, vẫn muốn sống trọn vẹn với niềm đam mê, vì thế thầy đã làm cố vấn chuyên môn đặc biệt của Bệnh viện An Việt. Để bạn đọc gần xa biết rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của thầy, chúng tôi xin chia sẻ bài viết.

PGS TS Nguyễn Hoàng Sơn từng là một người lính, một bác sỹ quân y, người thầy giáo trên chiến trường năm xưa, nay PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn- Nguyên giảng viên cao cấp trường Đại học Y Hà Nội, nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Chuyên gia cao cấp về chuyên ngành Tai Mũi Họng, Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, vẫn miệt mài đem tâm sức của mình đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn sinh ngày 1/2/1941 tại Sơn Tây trong một gia đình có truyền thống Nho học. Tuổi thơ ông gắn liền với bầu không khí Cách mạng, sục sôi ý chí chiến đấu, giữa đạn bom  kẻ thù nhưng tinh thần, ý chí học tập vẫn bừng sáng vươn lên. Học rất giỏi, sau khi tốt nghiệp phổ thông trường THPTViệt Đức, ông dự thi và đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội. Nơi đây, nhiều tri thức mới đã giúp ông học được rất nhiều điều. Sự nỗ lực đã mang những kết quả xuất sắc trong quá trình học tập của ông. Để rồi, sau khi tốt nghiệp, năm 1966, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy bộ môn Tai Mũi Họng (TMH) trường Đại học Y Hà Nội.
Miệt mài công tác, năm 1969, theo yêu cầu của Bộ Y tế, ông được biệt phái ra vùng mỏ Quảng Ninh với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho công nhân mỏ. Đây cũng là thời khắc cam go của cuộc kháng chiến, nên sau đó ông lại được điều đi phục vụ chiến trường tại đường Trường Sơn đầy bom đạn. Có thể nói, chất can trường của người lính đã trui rèn ông có thêm bản lĩnh và ý chí vượt khó vươn lên. Những cống hiến không ngừng nghỉ của người bác sỹ ấy đã góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Khi trở về, người bác sỹ nơi chiến trường xưa lại tiếp tục hành trình của một sự nghiệp cao quý. Năm 1973, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn trở lại giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội. Không lâu sau đó, ông được cử đi học lớp bồi dưỡng chính trị. Năm 1976, ông vinh dự được kết nạp Đảng.
PGS.TS NGuyễn Hoàng Sơn hiện làm cố vấn chuyên môn tại bệnh viện Đa Khoa An Việt
Học, học nữa, học mãi- câu nói của Lê-nin vĩ đại cũng là ước vọng sống của ông. Và, may mắn là năm 1978, ông tiếp tục được cử đi học tập tại Berlin (Đức). Quá trình học nơi đây, ông không ngừng tích lũy kiến thức và rèn luyện bản thân. Sau 3 năm, ông trở về và đem kiến thức học được giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1996, ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tai Mũi Họng và đến năm 2003, ông được Nhà nước phong hàm PGS Y học. Xuất sắc không chỉ trong chuyên môn, trong thời gian công tác, ông làm Bí thư Chi bộ Bộ môn Tai Mũi Họng, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Y Hà Nội trong nhiều khóa, tham gia công đoàn Đại học Y Hà Nội, Ủy viên công đoàn ngành Y tế.
Trong công tác đào tạo, tại trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn đã tham gia giảng dạy cho nhiều khóa sinh viên đa khoa, bác sĩ CKI và CKII, Cao học, nội trú và NCS. Cụ thể, ông đã hướng dẫn thành công 2 NCS có bằng TS, 6 bác sĩ CK 2 và 12 NCS cao học nội trú. Ngoài ra, ông cũng đã tham gia và chủ biên viết 9 đầu sách chuyên ngành Tai Mũi Họng.
Luôn nỗ lực trên suốt hành trình, không ngừng nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn đã có khoảng 50 đề tài NCKH và các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí Y học và tạp chí chuyên ngành Tai Mũi Họng. Ông trực tiếp làm một đề tài cấp NN và 4 đề tài cấp Bộ Y tế, được nghiệm thu hoàn thành xuất sắc. Đặc biệt, ông đã tham gia và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, có thể kể đến như: Đề tài cấp NN “Nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính ở trẻ em Việt Nam (1992-1993)”. Công trình đã giúp cho các thầy thuốc phát hiện sớm trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp, đây không phải là mà chủ yếu là vi rút do đó không nên sử dụng kháng sinh, công trình đã giúp cho gia đình, người thân, bệnh nhân phát hiện ra sớm.
Một công trình tiêu biểu nữa của ông là công trình nghiên cứu viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ em, công trình cấp Bộ thực hiện từ năm 1996 đến năm 2003. Công trình này của ông đã giúp cho việc phát hiện sớm trẻ bị nghe kém để kịp thời chữa trị, giúp trẻ khỏi bệnh hoàn toàn. Việc phát hiện được thực hiện bằng kỹ thuật đơn giản, góp phần phát triển trí tuệ trẻ em. Với công trình này, ông đã hướng dẫn cho nhiều NCS làm luận văn thạc sỹ. Kể từ sau khi công trình hoàn thành, người ta chỉ nhắc đến viêm tai, viêm tai xương trụ chứ chưa hề có lý thuyết, cách gọi về chứng bệnh viêm tai ứ dịch mặc dù trên thế giới đã có phát hiện từ khá lâu.
Ngoài ra còn phải kể tới một công trình cấp Bộ: “Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới viêm mũi họng trẻ em”. PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn cho biết trẻ em Việt Nam sinh ra so với trẻ em nước ngoài thì không hề kém về chiều cao, cân nặng, nhưng phát triển dần chậm hơn. Sở dĩ như vậy vì tác động yếu tố môi trường bên ngoài: nhà chật hẹp, đun than, dầu hỏa, thuốc lá, thời tiết khí hậu…Ông đã chỉ ra những đề xuất về việc giữ ấm cổ, bàn chân, không đun bếp than hay hút thuốc trong nhà…Từ đó, giúp cải thiện đáng kể việc trẻ em bị các bệnh về hô hấp vào mùa đông.
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa An Việt đang thăm khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân tai mũi họng. Tại đây, người bệnh được PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội tai mũi họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Trẻ Em- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương thăm khám và điều trị.
Để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, bệnh nhân hãy gọi tới số điện thoại hỗ trợ bệnh nhân của bệnh viện An Việt: 0462628628 hoặc số SĐT Hotline: 0968085599 để được đặt lịch hẹn khám với PGS TS Nguyễn Hoàng Sơn và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện An Việt tiếp đón và chăm sóc tận tình.
—————————————
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN AN VIỆT
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh xuân, Hà Nội
Hỗ trợ online: 0462628628
Hotline: 0968085599
Website: benhvienanviet.com

GIÁO SƯ CHU MẠNH KHOA: NGƯỜI BÁC SĨ CHUYÊN ‘GIAO CHIẾN’ VỚI TỬ THẦN

LTS: Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Chu Mạnh Khoa hiện đang làm việc tại Bệnh viện An Việt. Thầy Chu Mạnh Khoa là Nguyên trưởng khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đã từng cứu sống rất nhiều bệnh nhân thập tử nhất sinh tại Bệnh viện Việt Đức.

Hiện thầy Chu Mạnh Khoa đã về hưu, nhưng vẫn mong muốn làm việc và cống hiến cho nền y học, muốn chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho người dân, vì vậy thầy Khoa đã tin tưởng tới thăm khám, chữa trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa An Việt.
Để hình dung rõ hơn về Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Chu Mạnh Khoa, cuộc đời và sự nghiệp của người thầy, người bác sĩ gây mê hồi sức hết lòng vì bệnh nhân, chúng tôi xin phép chia sẻ bài viết về thầy đã được đăng trên Báo Vnexpress:Bác sĩ chuyên ‘giao chiến” với tử thần.
Dáng người nhỏ nhắn, tóc đốm bạc, giọng nói chậm, trầm, trong câu chuyện, ông chỉ toàn nói đến hiểm nguy, những tính mạng đang ngàn cây treo sợi tóc. Nhưng sau cảm giác rùng mình về các loại bệnh oái oăm, người nghe loé lên một niềm tin mãnh liệt về sự sống, ngay khi tưởng chừng đã vô vọng.
Trong Bệnh viện Việt – Đức, các phẫu thuật viên đều biết đến GS. Chu Mạnh Khoa, Chủ nhiệm khoa Gây mê hồi sức, phụ trách phòng Hồi sức tích cực. Có người bảo, ai lại dại như ông Khoa. Giỏi đấy, Giáo sư đấy mà lại chui vào “cái phễu” hứng toàn bệnh nhân nặng nhất để chữa. Khỏi thì người ta bảo “ấy, phẫu thuật viên tài”, mà không cứu được thì dễ tai bay vạ gió.

Giành lại sự sống từ tay thần chết

Một ngày cuối đông, cũng dịp gần Tết năm 1996. Trong một căn nhà ấm cúng ở Hà Nội đang diễn ra buổi liên hoan tiễn đưa người chủ gia đình, một thiếu tướng quân đội sang Liên bang Nga làm công việc của một nhà ngoại giao. Người con của thiếu tướng là một thương binh, qua bao năm khói lửa chiến trường, anh được trở về với công việc mình yêu thích: làm ở phòng khám Bệnh viện Bạch Mai.
Tiệc tàn, bác sĩ ra đường và đổ gập xuống khi một ôtô đâm chính diện. Anh bị chấn thương sọ não nặng kèm dập não, nhiều đoạn xương gãy vụn… Những thày thuốc ở Bệnh viện Bạch Mai tìm đến “hỏi thăm” và thì thào tiếc nuối người đồng nghiệp xấu số. Ngoại khoa sau khi khám lâm sàng cũng quyết định: không cần chỉ định mổ nữa. Vị thiếu tướng ngồi bệt xuống sàn nhà, bất động.
Rồi con ông được chuyển đến phòng Hồi sức tích cực của Thầy Chu Mạnh Khoa. Nhìn ông bác sĩ nhỏ thó căn dặn “bình tĩnh và… cứ yên tâm!”, vị tướng già đã thở dài. Nhưng mấy ngày sau, ông cảm nhận được từ người đàn ông nhỏ bé kia chút ánh sáng sự sống của con mình. Một buổi tối, ông thiếu tướng tưởng nghẹn thở khi con trai chợt u ơ rồi… mở mắt. 6 tháng sau, không những hồi phục, anh bác sĩ đã quay lại làm việc, điều rất khó đối với người bị chấn thương sọ não nặng.
Nghe kể lại câu chuyện trên từ những người biết ông, Thầy Chu Mạnh Khoa chỉ cười: “Chuyện ấy ở chỗ tôi thường thôi”. Ông giải thích, hồi sức là nghề giữ các chức năng sống của con người. Sau khi đã được chữa đủ cách, rồi mổ xẻ, lúc người bệnh rơi vào ranh giới mong manh nhất giữa sự sống và cái chết thì “chúng tôi có nghĩa vụ phải đón lấy”.
Ông kể trước đây rất “kinh ma và sợ đám tang”. Trên chục tuổi, ngay trong đám tang cụ nội, cậu bé Khoa cứ đến lúc phải vào gần linh cữu là lỉnh mất. Tốt nghiệp phổ thông, ĐH Bách khoa là ước mơ của Thầy Chu Mạnh Khoa với ý nghĩ: “Làm nghề liên quan đến máy móc cho nó mạnh mẽ”. Nhưng cuối cùng ông lại vào ngành y.
Năm đầu, khi vào phòng giải phẫu, trước mắt là tim, gan, phổi đỏ loè (được gọi văn hoa là “bệnh phẩm”) cùng những xác người tẩm phoóc-môn trắng loá, chi chít vết dao, hàm răng không còn sức cơ kéo cứ nhe ra, chân tay ông bủn rủn, mắt nổ đom đóm. Nhưng Khoa dần hiểu ra một nguyên lý: muốn giỏi nghề phải “hỏi han” những người đã không thắng nổi bệnh tật.
Lâu dần thành quen, cứ mỗi khi điều trị không kết quả, Thầy Chu Mạnh Khoa lại tìm xuống nhà xác. Câu trả lời ở đó nên trong lúc nhiều sinh viên tìm cách thoái thác thì Khoa lại tranh thủ: “Để tớ thay cho”. Nhiều đêm chủ nhật, dưới ánh đèn leo lét, một mình ông lần xuống nhà xác cặm cụi giữa bốn bên là hàng chục chiếc băng ca… lùm lùm vải trắng. Ra trường, sau gần chục năm làm ở Bệnh viện Việt – Tiệp (Hải Phòng), ông Khoa được GS. Tôn Thất Tùng mời về Việt – Đức “gác cửa tử”.
Nghề nghiệp bắt thầy Chu Mạnh Khoa phải chứng kiến rất nhiều kiểu “ra đi”. Nay ông không còn sợ ma oán, nhưng những điều chiêm nghiệm và chỉ một câu hỏi: “Tại sao điều trị không được?”. Chính vì thế, nhiều người thấy lạ vì GS. Chu Mạnh Khoa chẳng thiếu việc mà nhiều khi phải dùng mẹo vặt, đi “xin” được chữa bệnh.
Có lần, khi một ông chồng trước cảnh gia đình tốn kém sắp kiệt quệ mà vợ vẫn mong manh bèn đến xin GS. Chu Mạnh Khoa cho về. Ông bèn tìm cách nói với con gái họ “mẹ cháu vẫn có thể sống đấy” để giữ được bệnh nhân rồi cứu sống người đàn bà kia.
Cũng cách đây chưa lâu, một người phụ nữ ngót 60 tuổi bị tắc mật, nhiễm trùng nặng phải vào chỗ ông. Sau khi mổ lại vẫn viêm, mủ lan ra choán đầy cả ổ bụng. Lúc đó, có đoàn bác sĩ Mỹ sang phẫu thuật nụ cười, sau khi đi thăm cũng phải… lắc đầu.
Bệnh nặng đến nỗi, trưởng nam của bà cụ làm ở Bộ Y tế, anh con thứ hai làm ở chính Bệnh viện Việt – Đức cũng tìm đến ông Khoa “xin cụ về cho đỡ đau đớn”. Chỉ cần gật đầu, đặt bút ký là hết trách nhiệm, nhưng thầy Chu Mạnh Khoa lấn cấn: “Cậu không thể cướp 20% sống của mẹ được!”. 15 phút sau, anh con trai cả trở vào đồng ý để mẹ lại. 2 tuần sau, mẹ anh ta được trở về và sống thêm đến 15 năm nữa!

Cổ tích thời nay

Lần đầu tiếp xúc với Thầy Chu Mạnh Khoa, người bệnh thường có cảm giác ấm áp vì hầu hết các hy vọng theo ông đều đáng giá. Người đàn ông này có câu nói đặc trưng: “Trường hợp ấy không thể chết được!”. Nếu như với người thường, khi tim đã ngừng đập thì coi như đã “về trời”, nhưng GS. Chu Mạnh Khoa bảo, việc cho tim ngừng hay đập lại là chuyện… hằng ngày của cán bộ gây mê, hồi sức.
Trong y học, nguyên tắc nếu để tim ngừng quá 5 phút, người bệnh sẽ chết hoặc mất não (có cứu được cũng chỉ sống thực vật), nhưng thầy Chu Mạnh Khoa bảo: vẫn sống. Thậm chí, có người tim không còn đập, đồng tử giãn ra, thân nhiệt xuống, đường đẳng điện não đã âm, gần 10 phút sau ông vẫn cứu được. “Tôi cho tiếp tục hạ thân nhiệt xuống cỡ 35-36 độ C và tiêm thuốc ngủ để não nghỉ!”, thầy Chu Mạnh Khoa nói đơn giản, nhưng thực tế để “ép” sự sống bừng dậy là cả một quá trình.
Từng có một người mẹ khi chăm con bị tai nạn, thấy đứa trẻ chợt nấc lên, nước mắt ứa ra rồi lịm dần, nhìn lên máy điện tim thẳng băng, ngó xuống thấy mắt con không còn chớp nữa, bà hét lên rồi ngất xỉu. Cứ tỉnh lại, chưa kịp nghe gì, bà lại ngất. Lần thứ ba, thầy Chu Mạnh Khoa phải nhìn đăm đăm vào mắt bà, khi nó vừa mở, ông quát: “Sống rồi!” mà bà vẫn ngơ ngác, mãi mới vùng dậy…
Hầu hết những người được đưa xuống phòng hồi sức tích cực đều đang hôn mê, mắt nhắm nghiền. Khi vừa khỏe lại là họ phải ra ngay nhường chỗ cho người khác. Vì thế, bà mẹ kia trong buổi liên hoan tha thiết mời các phẫu thuật viên, nhưng lại… quên phòng hồi sức.
Nhưng thầy Chu Mạnh Khoa chẳng vì thế mà buồn, ông cười dí dỏm: “Nghề của tôi ở chỗ thắt nút mà”. Ông trầm ngâm: “Bình thường tôi và đồng nghiệp cũng tự thấy vinh quang lắm rồi mỗi khi thấy một gương mặt không bị nghẹo đi, bị lặng lẽ đưa ra khỏi giường bệnh. Lúc đó, ai cũng vui vì ta đã thắng”!
Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Chu Mạnh Khoa bảo không biết đã cứu sống bao nhiêu người. Nhưng một bác sĩ đã tiết lộ: “Qua tay ông Khoa, ít nhất cỡ hơn 1.000 mùa xuân đã được kéo dài”…
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa An Việt đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đăng ký để được Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Chu Mạnh Khoa thăm khám và điều trị.  Với quy trình khám chữa bệnh chặt chẽ, đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y học tiên tiến, Bệnh viện đa khoa An Việt đảm bảo là bến đỗ cuối cùng trong lộ trình chữa bệnh của bạn và người thân.
Để không mất thời gian và giảm thiểu các thủ tục hành chính, bệnh nhân hãy gọi tới số điện thoại hỗ trợ bệnh nhân của bệnh viện An Việt: 0462628628 hoặc Hotline: 0968085599 để được đặt lịch hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa và được đội ngũ Hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện An Việt tiếp đón và chăm sóc tận tâm, tận tình.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN AN VIỆT
Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh xuân, Hà Nội
Hỗ trợ online: 0462628628
Hotline: 0968085599
Website: benhvienanviet.com