[TỔNG HỢP] – MẤY CÂU HAY HỎI TỚI HỎI LUI

MẤY CÂU HAY HỎI TỚI HỎI LUI.

1. Lưỡi trắng:

– Rơ bằng borate hay denicol, không cần rơ thật sạch đâu – không rơ thuốc kháng nấm nếu không cần thiết

2. Chảy nước mắt sống, đau mắt:

– Nhỏ nước muối sinh lý, day góc trong mắt, có thể hẹp lệ đạo
– Mắt có ghèn xanh :nhỏ tobrex hay neocin, chờ ngủ hãy nhỏ, vì thức nhỏ khóc bù lu bù loa thuốc theo nước mắt chảy ra ngoài
3. Chàm sữa, khô da mặt do lạnh:
– Bôi thử cetaphil hay atopiclair hay dexeryl hay eumovate
4. Tự nhiên không bú: 
– Rơ miệng, làm sữa mát cho bú , chờ thiu thiu ngủ bú, tìm nới yên tĩnh bú, coi chừng ham chơi quên bú
5. Tự nhiên khó ngủ, vặn mình, quạy quọ:
– 1.đói, 2 nóng nực, 3. giỡn quá trước ngủ, 4 nên.uống vitamin d, 5.hơn 1 tuổi xổ giun, 6. lớn nữa thì bớt tv game
6. Vitamin D; uống nếu không phơi nắng:
vitamin D, loại 1 giọt 400- 500 đơn vị, ngày 1 giọt aquadetrim, d flouretten, sterogyl… nhiều loại lắm
7. Không biết sữa mẹ đủ không ?:
– Tiểu it nhất 6 lần, nước tiểu không vàng sậm là đủ
8. Đi hoa cà hoa cải:
– Coi lại thức ăn mẹ, cái gì mua ngoài đừng ăn, trái cây lạ đừng ăn, mẹ uống trà gừng, con nít thì đi lẹt sẹt
9. Nhiều ngày không đi cầu mà phân mềm:
– Chậm đi cầu, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, chả sao
10. Ho , xổ mũi:
– Nhỏ mũi nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn, bôi dầu lòng bàn chân coi lại phòng có hầm, coi lạnh không, cần hút thì nhỏ 2-3 giọt xong mẹ xúc miệng hút cho bé xong nhỏ lại 1 giọt, uống thuốc ho thảo dược astex hay prospan hay tự làm ,không bớt đi khám vì hết chiêu rồi
11. Sao bịnh quài:
– Chăm sóc tốt chích ngừa cúm, ngủ đủ, bú đủ, đủ nước, ăn đủ, sinh hoạt tránh nóng quá, lạnh quá, không uống nước đá
12. Cữ động bất thường, chậm đi chậm nói
– Quan trọng nhất của bé là tiếp xúc lanh lẹ, tiếp xúc bằng ánh mắt
13. Bú sữa ngoài mà phân cứng:
– Pha sữa ngoài đừng pha đặc, đánh tơi sữa lên rồi gạt ngang
14. Xổ giun cho trẻ dưới 2 tuổi:
– Mebendazol 500mg 1v uống, trước kia thì 2 tuổi giờ tổ chức y tế thế giới khuyên sau 1 tuổi/ zentel 200 mg cho trẻ 1-2 tuồi, 400mg cho trẻ trên 2 tuổi. Người bàn thuốc tây nói gì kệ, 6 tháng xổ 1 lần
15. Đổ mồ hôi:
– Mồ hôi ở trẻ thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi chứ không liên quan đến dinh dưỡng, rụng tóc hình vành khăn MÀ ĐỦ CÂN thì không thiếu chất
16. Tiểu rùng mình, tiểu lắc nhắc:
– Coi có hẹp bao qui đầu không nếu là bé trai, trong album ảnh có hình rồi
17 Tự nhiên phát sốt:
– Uống hạ sốt nếu trên 38,5 , sốt trên 48 h hay lừ đừ, nôn ói nhiều thì đi khám, 
18. Sảy:
Thử nabica 500mg 1v pha 10ml nước sạch bôi (hay natribicarbonate gói 5g tương đương 10 viên).

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

TÍNH HÀI HƯỚC Ở TRẺ

Trẻ em hài hước là hạnh phúc hơn và lạc quan hơn, có tự trọng hơn.

Tính hài hước ở trẻ

– Hài hước có liên quan đến di truyền nhưng vẫn tập được

– Vài tháng: cười với trẻ, tập cho trẻ cười 

– Lớn chút; đặt vật lạ bất ngờ lên đầu lên bụng, cu lét, ú òa, chơi các trò chơi làm trẻ cười
– Sử dụng các lời nói vô nghĩa nhưng hài hước giúp bé cười và bé học tính hài hước
– Khuyến khích trẻ làm trò hay nói câu cho phụ huuynh cười; cố tình chỉ sai, gọi sai đồ vật bộ phận cơ thề cho vui, tạo âm thanh con vật này cho con vật khác ( như chó thì kêu meo meo…) cho vui, dáng đi, khuôn mặt, cử chỉ khôi hài cho vui
– Lớn chút nữa là chuyện cười, phim hài hước; học các câu nói cho vui
– Khuyến khích, chia sẻ các trò làm trẻ vui, hiếu động, đừng lạnh nhạt làm trẻ mất hứng
– Đương nhiên nụ cười là bằng 10 thang thuốc bổ nhưng giỡn qua 1 trước ngủ là khó ngủ
– Và cái chắc là phải chặn nhưng câu không nên nói rồi.
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

TRẺ NÀO CÓ NĂNG KHIẾU

PHỤ HUYNH NÀO CŨNG MUỐN CON CÓ NĂNG KHIẾU NHƯNG ĐỪNG ÁP LỰC VÀ KỲ VỌNG QUÁ.

Trẻ có năng khiếu

1. Nét nhận thức: – Quan sát tốt — Rất tò mò – Quan tâm nhiều – Trí nhớ tốt- Chú ý lâu – Kỹ năng lý luận xuất sắc – Khả năng trừu tượng, khái niệm hoá và tổng hợp – Tư duy chính xác , linh động. độc đáo – Kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc – Học nhanh và ít cần thực hành – Tưởng tượng mạnh mẽ 
2. Nét xã hội và cảm xúc

– Quan tâm đến các vấn đề triết lý và xã hội 

– Rất nhạy cảm về cảm xúc và thể chất

– Lo lắng về công bằng và bất công
– Cầu toàn
– Đầy nghị lực
– Tính khôi hài phát triển tốt
– Thường được động viên
– Quan hệ tốt với cha mẹ, thầy cô và người lớn khác
3. Nét ngôn ngữ : – Từ vựng phát triển rộng – Có thể đọc sớm và nhanh
4. Nét khác
– Thích học điều mới – Thích sinh hoạt trí tuệ – Thích sách báo dành cho trẻ lớn – Đa nghi , phê phán , và đánh giá
(Chia sẻ của chuyên gia tâm lý nhi đồng 1)
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

RÈN TÍNH TỰ LẬP – RÈN LÒNG TỰ TRỌNG

Trẻ có lòng tự trọng cao dễ hợp tác, dễ thành công ở trường, có nhiều bạn, thích nhưng thách đố, ham học, thích nghi với stress tốt hơn.

– Trẻ có lòng tự trọng thấp ngại nói điều mới, dễ bỏ cuộc

– Lòng tự trọng thấp do bé có ý nghĩ xấu, dỡ, ngu dốt về bản thân mà ý nghĩ này có thể xuất phát từ việc dạy của phụ huynh (như đầu ngu đầu ?, )

1. Nguy cơ giáo dục làm giảm lòng tự trọng:
– Thiếu khen ngợi, thiếu tình cảm, thiếu quan tâm
– Không công nhân thành quả của bé
– Phê phán hay hành động gây xúc phạm tổn thương cho bé
– So sánh bất lợi với anh chị em
– Thiếu động viên về sự tự chăm sóc bản thân
– Thiếu sinh hoạt thể dục đều đặn
2. Rèn lòng tự trọng:
– Khen ngợi đúng , kịp thời
– Nói với trẻ là phụ huynh sẵn sàng chăm sóc trẻ khi cần
– Dạy trẻ là người bạn tốt
– Động viên trẻ tự xây dựng mục tiêu, tự đánh giá thành quả, tự lập
– Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến
– Giúp trẻ có tính hài hước
– Để trẻ tự quyết định nếu đúng
3. Khi trẻ có y nghĩ xấu , dỡ về bản thân:
– Giải thích, sai không có nghĩa là thất bại hoàn toàn, kể gương của bản thân hay người khác vế sự vượt khó trẻ sẽ hiểu ai cũng cò lỗi lầm, không ai hoàn hảo
– Giúp trẻ ứng xử đúng với điều chán nản nhất là khi thay đổi môi trường mới, năm học mới nhưng không kỳ vọng quá nhiều ở bé
‪#‎hbsndrentulap‬

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

THỦY ĐẬU LAI RAI VÀO MÙA

Thủy đậu lai rai vào mùa.

Thủy đậu ở trẻ em

– Không cần kiêng ăn kiêng gió, kiêng nước để xổ mụn ra hết, trẻ ra càng ít chứng tỏ sức đề kháng càng tốt, càng ít biến chứng

– Trùm kín, không tắm sẽ gây đổ mồ hôi ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng nốt rạ và để lại sẹo (không nhiễm trùng thì không có sẹo)

– Trùm kín không thoát được nhiệt sẽ sốt cao thêm.

– Tắm rữa bằng xà phòng như trước khi bệnh, không nước gốc rạ càng không được uống gốc rạ
– Mụn chưa bể bôi pommade acyclovir, mụn bể rồi bôi milian, khi cần cũng uống thuốc acyclovir chống vi rút
– Người lớn trẻ lớn bệnh hành hơn trẻ nhỏ 
– Trẻ dưới 3 tháng thì có thể phải nhập viện
– Khám bác sĩ khi thấy mụn nhiễm trùng tấy đỏ lan qua xung quanh, thấy quá nhiều mụn nước, sốt cao quá, bỏ ăn , thở mệt
– Nhỏ thì lo chích ngừa chứ lớn có con bệnh lại lây cho con, bây giờ có nhiều người mẹ ông bố bị xong lây cho con
– Cả nước đều chích thì có thể chích ngừa 1 mũi chứ người chích người không như hiện nay mà chích 1 mũi bị ráng chịu, nên chích 2 mũi
– Đời người chỉ bị có 1 lần thôi.

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

Phụ huynh cần phải chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời.
Chăm sóc răng cho trẻ
1. Loại bỏ các thói quen xấu
– Hạn chế bú bình ban đêm sẽ làm sâu và mòn men răng của các răng sữa. 
Sữa hoặc nước trái cây bám trên bề mặt răng suốt đêm sẽ phá hủy cấu trúc của răng. 
– Khi trẻ ngủ, lưu lượng nước bọt trong miệng giảm làm răng dễ sâu hơn.
– Tập trẻ uống sữa bằng ly và phải vệ sinh răng trước khi đi ngủ.
– Không ăn nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt là một trong những yếu tố làm răng dễ bị sâu. Do chất ngọt trong các thực phẩm trên bị vi khuẩn trong miệng lên men thành acid gây sâu răng.
Không ăn ngậm, ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh có thể làm hại sức khỏe răng miệng của trẻ.
2. Tăng cường các thói quen tốt:
Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ là biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả và ít tốn kém nhất.
Khi có điều kiện cho trẻ đi khám răng định kì mỗi 6 tháng.
(Chia sẻ của chuyên gia RHM bv nhi đồng 1)

Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

Hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh. Thật sự cần thiết cho cha mẹ lần đầu có con.
Chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Massage – da tiếp da: hiện nay các chuyên gia đều công nhân có tác dụng tốt cho trẻ sơ sinh nhưng phải rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ.
2. Ẳm cẩn thận đỡ đầu và cổ, không lắc nhiều, không thô bạo
3. Quấn khăn không nên chặc quá cũng không lỏng lẻo quá, chú ý cổ và đầu cho phép thở thoải mái
4. Thay tã: 
– Thường là 1 ngày 10 cái, loại tả vải hay dùng 1 lần. 
– Chuẩn bị đầu đủ rồi hãy thay: tả mới, khăn, giấy mềm ướt… chọn nơi an toàn ,
Nên lau đủ sạch , chờ đủ khô hãy bịt tả mới. Nếu hăm thì dùng vài loại creme ( bàn rồi). 
– Thay càng sớm càng tốt khi bé ị
5. Tắm:
– Tùy thời tiết mà tắm, không cần thiết tắm mỗi ngày, tắm nhiều, tắm lâu cũng làm khô da
– Cũng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tìm nơi an toàn rồi hãy tắm , không gấp
– Dầu tắm gội cũng nên chọn loại chuyên dùng cho trẻ em
– Tắm bằng cách nhúng bé vài thau nước cần chú ý : nước đủ ấm, không nóng, độ sâu của nước trong thau khoảng 5-7 cm./ Tháo quần áo xong thả nhanh bé xuống thau nước ấm để tránh bị lạnh, bảo đảm ẵm cồ và đầu vững, hạ nhanh từ chân đến ngực, dùng nước chế nhe nhàng lên người bé/ tắm xong ẵm lên trùm khăn ngay
6. Bú, ợ: (bàn rôi)
– Trẻ sơ sinh thì bú theo nhu cầu, thường là ngày ít nhất 8 cữ
– Bú mẹ hoàn toàn thì mẹ học xem cảm giác xuống sữa, bú tiểu 
– Coi cách ẵm khi bú và ợ
7 . Ngủ:
– Ít nhất 16 tiếng, bú đêm là chuyện bình thường, thường 3 tháng hơn mới biết nạp đủ năng lượng ngủ xuyên đêm
– Chú ý xoay trở đầu bên này xong bên kia cho quen
– Tập phân biệt ngày đêm bằng cách dùng ánh sáng để quen dần, canh ban ngày thủ thỉ khi thức ban ngày cho biết ngày, đêm chỉ bú rồi dỗ ngủ
8. Đi tiêu: miễn có đi phân xu, bú tốt, ngủ giỏi là an tâm, còn trẻ nhỏ thì ị lung tung các kiểu
9. Rốn: thường rụng lúc 1-4 tuần, hiện nay các chuyên gia đều khuyên để hở không cân băng kín nhưng phải rửa rốn đúng và theo dõi rốn có mủ không (bàn rồi)
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

TRẺ NÊN CÓ BỮA ĂN CHUNG VỚI NGƯỜI LỚN

Trẻ em nên có bữa ăn chung với người lớn?


– Ngay từ khi ăn dặm ít nhất phải ngày 1 bữa

– Khi đủ lớn tập ngồi vào bàn ăn chung với người lớn

– Ăn đúng giờ nhất đinh và tạo không khí vui tươi khi ăn chung người lớn, giúp trẻ cùng ăn trong tình yêu thương

– Tắt ti vi để mọi người chú ý đến nhau trong giờ ăn
– Tôn trọng thời gian ăn của trẻ
– Cha mẹ nói chuyện và quan tâm đến trẻ trong bữa ăn, tạo bầu không khí vui vẻ
– Đề trẻ tự ăn khi có thể, cho trẻ có thời gian nếm, ngửi, sờ , khám phá thức ăn.



Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng

NGHIẾN RĂNG – KHÓ ĐẤY – THƯỜNG GẶP Ở TRẺ LỚN

Cho đến hiện nay thì các chuyên gia cũng chưa hiểu thấu đáo chuyện nghiến răng ở trẻ khi ngủ.

Trẻ nghiến răng khi ngủ


1. Nguyên nhân: 
– Di truyền
– Do đau: đau tai, đau khi mọc răng, đau đâu đó
– Do giun sán
– Do căng thẳng: sốc tâm lý, chuyện học hành, chuyện xung đột trong nhà,
– Hiếu động quá cũng có nghiến răng
– Có thể răng
– Có thể do suy dinh dưỡng
– Có thể do thuốc

2. Xử lý: khó
– Giảm căng thẳng của trẻ, đặc biệt là ngay trước khi đi ngủ.
– Uống nhiều nước nếu là trẻ lớn .
– Khám nha sĩ khi cầu.
– Thay đổi tư thế ngủ nhẹ nhàng.


Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng